Mạng xã hội: vũ khí lợi hại của các nhóm khủng bố

19/01/2015 - 18:34

PNO - PN - Cuối tuần qua, sau hai ngày thảo luận tại Nhà Trắng để bàn sách lược chống khủng bố, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Mỹ Barack Obama lần đầu tiên phải thừa nhận, hình thức liên lạc trực tuyến, mạng xã hội trở...

edf40wrjww2tblPage:Content

Là những thế lực “bóng tối”, các tổ chức khủng bố tìm được môi trường lý tưởng là mạng xã hội để đẩy mạnh hoạt động và phô trương thanh thế. Nghiên cứu của Đại học Haifa (Mỹ) chỉ ra rằng, hơn 90% hoạt động khủng bố thực hiện trên Internet thông qua mạng xã hội. Chúng truyền thông điệp, chiêu mộ thành viên và thu thập thông tin qua Twitter, Facebook, YouTube.

Mang xa hoi: vu khi loi hai cua cac nhom khung bo

Cảnh hành quyết nhà báo Mỹ James Foley được IS tung lên YouTube - Ảnh: YouTube

Mang xa hoi: vu khi loi hai cua cac nhom khung bo

Nhiều tài khoản đen của lực lượng khủng bố vẫn “sống” trên Facebook - Ảnh: fedscoop.cpm

Hầu hết tổ chức khủng bố đều có trang web riêng. Trang này bị đánh sập thì trang khác thay thế. Song song với sự tồn tại của website là các trang mạng xã hội mà các nhóm khủng bố hiểu rằng khó ai có thể đứng ngoài cuộc. Trước tiên, vì mạng xã hội dễ dàng thâm nhập, ít tốn kém mà hiệu quả. Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tận dụng triệt để điều này, khi liên tục công bố hình ảnh các nhà báo, nhân viên xã hội phương Tây, hoặc mới đây là hai điệp viên Nga, bị chúng hành quyết. Sau mỗi vụ tấn công, chúng còn tung video, ngang nhiên thừa nhận… trách nhiệm gây ra vụ việc.

Mang xa hoi: vu khi loi hai cua cac nhom khung bo

Trong đoạn video công bố trên Twitter, Nasr Ibn Ali al-Ansi,chỉ huy hàng đầu của Al-Qaeda ở Bán đảo Ả Rập (AQAP) thừa nhận đứng sau vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo - Ảnh: Reuters

Thế giới mạng còn là môi trường lý tưởng để các tổ chức cực đoan lôi kéo thành viên, nhất là giới trẻ. Mubin Shaikh, người từng phụ trách việc tuyển mộ cho Taliban tại Toronto, đặc vụ chìm, chuyên cung cấp thông tin cho cơ quan an ninh tình báo Canada nói rằng, những kẻ “săn” chiến binh thường thông qua mạng xã hội để tìm kiếm các đối tượng có một số điểm chung như: không hiểu nhiều về tôn giáo hoặc đã cải đạo, bất hòa với bố mẹ, thất vọng về lý tưởng cuộc sống. Một khi bị thuyết phục, những “con mồi” ngây thơ sẽ một lòng phục vụ cho tổ chức. Mạng xã hội cũng là kênh thông tin phong phú để bọn khủng bố khai thác sơ hở cũng như bí mật của “phe kia”. Đây là cách Al-Qaeda sử dụng trong nhiều năm qua để có được thông tin từ Mỹ và đồng minh…

Mang xa hoi: vu khi loi hai cua cac nhom khung bo

Một tài khoản đen của lực lượng khủng bố trên Twitter - Ảnh: Frontpage Mag

Từ giữa năm 2014 đến nay, Apple, Google và Facebook đã cho ra mắt các sản phẩm được mã hóa mà họ khẳng định không thể giải mã được ngay cả khi có lệnh yêu cầu lục soát. Điều đó khiến nhiều cơ quan tình báo các nước, trong đó có Anh và Mỹ phàn nàn. Thủ tướng Cameron cũng đề cập đến điều này trong cuộc họp bàn với Tổng thống Obama ở Nhà Trắng dịp này. Ông Obama nói: “Nếu chúng ta tìm được bằng chứng về một âm mưu khủng bố mà không thể xâm nhập, đó là một vấn đề. Nhưng tôi cho rằng các hãng công nghệ tại Mỹ cũng muốn giải quyết vấn đề này vì họ là những người yêu nước”.

Bước đầu, bên cạnh thái độ mềm mỏng dành cho các tập đoàn công nghệ, hai vị nguyên thủ của Anh và Mỹ đã nhất trí tiến hành các cuộc diễn tập an ninh mạng và thiết lập ngay một đơn vị an ninh mạng chung để chia sẻ thông tin tình báo về các cuộc tấn công mạng.

 ANH THÔNG (Theo CBC, wikipedia, Cnet)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI