Khi nhạc đương đại đứng ở xa xưa

31/08/2017 - 15:56

PNO - Vì sao truyền hình phải đẻ ra lắm chương trình, gameshow boléro thế? Xin thưa không phải vì họ tôn sùng gì dòng nhạc này đâu. Đơn giản chỉ là không gì dễ dàng bằng chiều chuộng những thói quen.

Bolero làm nhạc Việt thụt lùi?

Sẽ chẳng thể có một đích đến chung với những quan điểm cá nhân, nhất là quan điểm về nghệ thuật. Sẽ rất lộng ngôn nếu nhân danh bất kỳ điều gì để phán xét một dòng chảy âm nhạc, dù dòng chảy đó đang cuộn trào hay chỉ nhỏ giọt trong lòng công chúng.

Có lẽ vì thế mà hơn một lần, những nhận định về bolero đã gây ra cuộc tranh cãi không nhỏ. Nếu như 4 năm trước, nhạc sĩ Quốc Trung khiến nhiều người bức xúc khi cho rằng “Thanh niên mà nghe nhạc sến là bất thường” thì mới đây, Tùng Dương cũng làm dậy sóng với phát biểu “Già trẻ lớn bé đắm đuối nhạc bolero đúng là sự thụt lùi”.

Vậy còn bạn? Bạn nghĩ gì về dòng chảy bolero, về sự tràn ngập của bolero trên thị trường hiện nay? Hãy gửi nhận định cá nhân của bạn về diễn đàn Bolero làm nhạc Việt thụt lùi? do báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức, qua email giaitri@baophunu.org.vn. Những ý kiến được chọn đăng sẽ được chi trả nhuận bút, tuỳ theo chất lượng bài viết.

Tùng Dương chê bolero: Cũng là chuyện thường thôi!

Showbiz Việt kẻ phẫn nộ người tổn thương khi Tùng Dương chê bolero

Hãy tha cho âm nhạc!

Tôi kinh ngạc với khái niệm 'kền kền âm nhạc'!

Bolero có tội tình gì!

Có một thứ quá khứ Tùng Dương không chạm vào được

NS Giao Tiên: Boléro cần được thừa nhận giá trị hơn là bị đạp đổ

Nhạc sĩ Nguyễn Hà: Sản phẩm của mình đủ hay, công chúng sẽ đón nhận nó

Diện mạo của nhạc Việt hiện nay là gì? Nếu nhìn vào kênh quan trọng nhất (là ti vi đấy) mà công chúng đang tiếp cận thì nẫu ruột lắm. Theo báo Dân Việt: “Truyền hình thực tế Việt sản sinh rất nhiều cuộc thi riêng biệt về boléro: Solo cùng bolero, Tình bolero, Kịch cùng bolero, Tuyệt đỉnh song ca, Thần tượng bolero, Người hát tình ca, Tuyệt đỉnh song ca… Chưa kể, nhiều gameshow khác cũng sử dụng phần lớn các ca khúc nổi tiếng của boléro như Ban nhạc quyền năng, Thần tượng tương lai, Hát mãi ước mơ, Hãy nghe tôi hát…”.  

Chưa kể, các show nhạc xưa lớn nhỏ diễn ra quanh năm, khuynh loát đời sống âm nhạc, chưa kể thị trường băng đĩa cũng chỉ rặt boléro. Vậy nói diện mạo nhạc Việt là boléro thì cũng đúng chứ đâu có sai.

Khi nhac duong dai dung o xa xua

Được đánh giá cao ở mảng hòa âm và world music, nhạc sĩ Quốc Trung tỏ ra không thiện cảm với boléro

Boléro có những đặc điểm như sau (theo Wikipedia): “Tính quần chúng nổi bật đáp ứng đông đảo tầng lớp dân chúng, đặc biệt là giới bình dân; nội dung lời nhạc rõ ràng, dễ hiểu; giai điệu dễ hát, dễ bắt nhịp; tính buồn đặc trưng…”. Boléro ra đời từ những năm 1950. Giai đoạn phát triển đỉnh cao của dòng nhạc này là thập niên 1960-1970. Thế nhưng tới tận gần 70 năm sau chúng ta vẫn đứng nguyên ở đấy, đắm đuối trong vùng âm nhạc đấy thì có là bình thường không? Khi gần như tất cả các ca sĩ của nền âm nhạc đương đại đều hát nhạc xưa, bạn có thấy điều này kỳ cục và có gì đó “bệnh tật” không?

Thiên chức của người nghệ sĩ là giới thiệu tốt nhất đến khán giả những cái mới, điều mình có và mình muốn (thay vì chỉ thể hiện những cái khán giả muốn và chiều chuộng thói quen của khán giả). Vì sao truyền hình phải đẻ ra lắm chương trình, gameshow boléro thế? Xin thưa không phải vì họ tôn sùng gì dòng nhạc này đâu. Đơn giản chỉ là không gì dễ dàng bằng chiều chuộng những thói quen. Nhưng, khi người nghệ sĩ chỉ chọn con đường như cách mấy ông bầu sô - cái gì dễ bán vé thì làm - thì đó chính xác là sự lười biếng, vụ lợi vào quá khứ. Họ không sáng tạo gì, không có ích gì cho sự phát triển chung của một nền âm nhạc.

Chỉ có bạn bè thôi - tiết mục của 2 cha con Mạnh Thường - Mạnh Nguyên trong chương trình Tình bolero hoan ca:

Tôi nhớ có lần phỏng vấn nhạc sĩ Quốc Trung, anh bảo: “Một nền âm nhạc lành mạnh phải giới thiệu được tác phẩm mới (và nhân tố mới) thì mới phát triển được. Chúng ta không thể làm âm nhạc “đương đại” mà tới giờ vẫn ăn bám vào nhạc xưa. Những cái cũ luôn dễ dàng được đón nhận, nhưng nếu ai cũng hát nhạc tiền chiến, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn… thì chúng ta sẽ có một lớp nghệ sĩ giống hệt nhau. Việc này đang tiêu diệt cảm hứng của người làm nghề. Tôi từng hỏi cảm nhận của nghệ sĩ Nguyên Lê về chuyện này, ông nói: “Nếu các nghệ sĩ Việt Nam cứ cố tình đứng im trong nhạc xưa thì họ đã tự biến các bậc cây đa cây đề thành mang lỗi “ngáng đường” phát triển của nền âm nhạc!”.

Còn Tùng Dương, cái nhận định được Zing giật ra tít (Già trẻ, lớn bé mà đều đắm đuối với bolero thì đúng là một sự thụt lùi) mang đầy tính gây hấn; nhưng cậu ấy nói đúng mà! Thậm chí Dương rất chừng mực và tôn trọng thứ âm nhạc không thuộc “miền” của mình. Nguyên văn, anh nói: “Dòng nhạc có giá trị về mặt hoài cảm, từng là trào lưu được mọi người yêu mến thì mình cũng nên dành sự trân trọng cho nó vì sức sống của nó quá lâu bền. Nhưng ca sĩ cùng cần phải là những người có tâm và phù hợp mới theo đuổi những dòng nhạc đó được. Còn tôi, thú thật, có người trả tiền, doanh nghiệp tài trợ để tôi làm một album boléro, tôi cũng sẽ không làm vì nhạc này không phù hợp với tạng âm nhạc của tôi”.

Khi nhac duong dai dung o xa xua

Tôi thích câu này của nhạc sĩ Quốc Trung “Tôi tôn trọng lựa chọn của mọi người, nhưng tôi có quyền từ chối cái mình không thích và không phù hợp”. 

Quỳnh Hương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI