Boléro có tội tình gì?

25/08/2017 - 13:05

PNO - Âm nhạc, suy cho cùng, phải hướng đến khán giả. Những tác phẩm nằm trong kho, dù có đoạt bao nhiêu giải thưởng của Hội nhạc sĩ cũng không có giá trị gì ngoài việc làm sang cho chủ nhân của chúng.

Bolero làm nhạc Việt thụt lùi?

Sẽ chẳng thể có một đích đến chung với những quan điểm cá nhân, nhất là quan điểm về nghệ thuật. Sẽ rất lộng ngôn nếu nhân danh bất kỳ điều gì để phán xét một dòng chảy âm nhạc, dù dòng chảy đó đang cuộn trào hay chỉ nhỏ giọt trong lòng công chúng.

Có lẽ vì thế mà hơn một lần, những nhận định về bolero đã gây ra cuộc tranh cãi không nhỏ. Nếu như 4 năm trước, nhạc sĩ Quốc Trung khiến nhiều người bức xúc khi cho rằng “Thanh niên mà nghe nhạc sến là bất thường” thì mới đây, Tùng Dương cũng làm dậy sóng với phát biểu “Già trẻ lớn bé đắm đuối nhạc bolero đúng là sự thụt lùi”.

Vậy còn bạn? Bạn nghĩ gì về dòng chảy bolero, về sự tràn ngập của bolero trên thị trường hiện nay? Hãy gửi nhận định cá nhân của bạn về diễn đàn Bolero làm nhạc Việt thụt lùi? do báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức, qua email giaitri@baophunu.org.vn. Những ý kiến được chọn đăng sẽ được chi trả nhuận bút, tuỳ theo chất lượng bài viết.

Tùng Dương chê bolero: Cũng là chuyện thường thôi!

Showbiz Việt kẻ phẫn nộ người tổn thương khi Tùng Dương chê bolero

Hãy tha cho âm nhạc!

Tôi kinh ngạc với khái niệm 'kền kền âm nhạc'!

'Cuộc chiến' bolero: Tùng Dương nói sai bao nhiêu?

Không thể chối được thực tế rằng hiện nay “dòng nhạc boléro” đang khuynh đảo thị trường ca nhạc. Khắp các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương đều có chương trình boléro dưới dạng thi hát, gameshow, thậm chí kết hợp với kịch nói.

Trên sân khấu, diễn viên điện ảnh, diễn viên kịch cũng đi hát boléro và các album boléro vẫn liên tục được các ca sĩ tung ra thị trường, giúp đời sống âm nhạc tiếp tục vận hành, giúp khán giả có cái để thưởng thức.

Bolero co toi tinh gi?

Là ca sĩ hát nhạc thính phòng, phát biểu về boléro của NSND Trung Kiên khiến nhiều fan của dòng nhạc này phản ứng

Tất nhiên, mọi thứ đều có mặt trái. Sự hồi sinh rực rỡ của boléro đã khiến các dòng nhạc khác mất khán giả đại chúng. Điển hình nhất là nhạc rock. Sau một số năm được đầu tư lớn với các liveshow thu hút cả chục ngàn khán giả tại các sân vận động, rock Việt hôm nay co cụm lại ở các sân khấu dành riêng, với những tín đồ trung thành của mình.

Sau một thời gian được ưu ái trên sóng truyền hình, cái-gọi-là dân gian đương đại giờ đây gần như đã biến mất khỏi trí nhớ của khán giả. Đã một thời kiểu nhạc Hoa lời Việt càn quét khắp hang cùng phố thị thì hôm nay đã chẳng còn mấy dịp vang lên. Đó không phải là lỗi của boléro, chẳng phải lỗi của rock và đương nhiên sẽ chẳng có nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc nào lại ngây thơ đến mức loạn ngôn - nhìn hiện tượng để cho rằng dòng nhạc này hơn dòng nhạc khác hay cái này đang nuốt chửng cái kia; càng không ai đổ tội lên đầu boléro trong việc kéo lùi thị hiếu thẩm mỹ của công chúng hay đẩy nhạc Việt thụt lùi. Sự thụt lùi của nhạc Việt, lỗi đầu tiên, phải chỉ vào chính các nhạc sĩ.

Bolero co toi tinh gi?
Trước NSND Trung Kiên vài ngày, Tùng Dương khiến dư luận dậy sóng với nhận định về bolero

Nhạc sĩ Quốc Trung có tài không? Có. Không ai phủ nhận. Tác phẩm của anh có thu hút công chúng không? Có. Cũng không ai phủ nhận. Nhưng tác phẩm, chương trình của Quốc Trung kéo được bao nhiêu khán giả đến sân khấu? Bán được bao nhiêu sản phẩm ra thị trường? Tài năng của anh chinh phục được bao nhiêu trái tim bạn yêu nhạc? Ngày hôm nay, bao nhiêu bạn trẻ sẽ nghe những À í a, Giếng làng, Ôi quê tôi, Bên bờ ao nhà mình… của Lê Minh Sơn; dù nếu hỏi, khán giả có thể vẫn sẽ bảo rằng chúng hay? Nếu xét lượt nghe, lượng fan, có lẽ hôm nay chẳng mấy ca sĩ qua nổi Sơn Tùng, dẫu đó có là Đàm Vĩnh Hưng hay Lệ Quyên, Tùng Dương hay ai khác.

Âm nhạc, suy cho cùng, phải hướng đến khán giả. Những tác phẩm nằm trong kho, dù có đoạt bao nhiêu giải thưởng của Hội nhạc sĩ cũng không có giá trị gì ngoài việc làm sang cho chủ nhân của chúng, để tiếp tục xét các giải thưởng khác hoặc trị giá số tiền thưởng được nhận. Nếu không đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của khán giả, bất kể ca sĩ nào cũng chỉ là con số không.

Mà, nhu cầu thưởng thức của công chúng thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chứ không chỉ thuần túy vì ca khúc đó thuộc dòng nhạc nào. Hãy hỏi các fan K-pop, họ sẽ bĩu môi với boléro. Hãy hỏi fan boléro, họ sẽ không chịu nổi khi bị buộc phải nghe nhạc rap.

Bolero co toi tinh gi?
Tùng Dương với phát ngôn gây tranh cãi

NSND Trung Kiên đang phát xét boléro trên hệ quy chiếu của nhạc thính phòng hay phát biểu trên quan điểm của nhà tổ chức các chương trình nhạc giao hưởng? NSND Trung Kiên nói đúng về việc có một thời kỳ nước ta hạn chế “nhạc vàng” vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng những rào cản đó, hôm nay đã và đang được tháo bỏ; cho thấy sự cởi mở từ các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà chuyên môn. Thế nên khi ông Trung Kiên “nghĩ” rằng “không nên phát triển mạnh nó (boléro - NV)” thì có lẽ ông chưa thoát được rào cản nơi chính mình.

Mà, boléro có được ai phát triển đâu. Không có sáng tác mới, chẳng nhiều giọng ca mới đặc sắc (ở nhiều chương trình, khán giả gặp vô số các “bản sao của…” xuất hiện, cố nắn nót giọng hát cho giống người khác) và cũng chẳng được nhà nước đầu tư hay chú trọng giảng dạy. Boléro, nếu có tội, chỉ là “tội” đã khiến khán giả quá yêu nó mà thôi. 

Với tư cách cá nhân, NSND Trung Kiên hoàn toàn có quyền nói như ông đã nói - ông “không thích” boléro (và cũng sẽ công bằng nếu có ai đó bảo rằng mình không thích nghe Trung Kiên hát). Tuy nhiên, khi ông cho rằng boléro “cản trở quan điểm của khán giả, làm lệch quan điểm của một số thanh niên” thì điều này nhất thiết phải được chứng minh chi tiết, đầy đủ dưới góc độ học thuật chứ không thể chỉ nói.

Phạm Thành Nhân 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI