Boléro hay là chuyện 'ông nói gà, bà nói vịt'

01/09/2017 - 06:40

PNO - Cuộc tranh cãi quanh trào lưu boléro đã tạm hạ nhiệt. Khi cơn 'tự ái' đã dịu, chúng ta cần nhận ra rằng những tranh luận vừa qua chẳng khác nào “ông nói gà, bà nói vịt”.

Bolero làm nhạc Việt thụt lùi?

Sẽ chẳng thể có một đích đến chung với những quan điểm cá nhân, nhất là quan điểm về nghệ thuật. Sẽ rất lộng ngôn nếu nhân danh bất kỳ điều gì để phán xét một dòng chảy âm nhạc, dù dòng chảy đó đang cuộn trào hay chỉ nhỏ giọt trong lòng công chúng.

Có lẽ vì thế mà hơn một lần, những nhận định về bolero đã gây ra cuộc tranh cãi không nhỏ. Nếu như 4 năm trước, nhạc sĩ Quốc Trung khiến nhiều người bức xúc khi cho rằng “Thanh niên mà nghe nhạc sến là bất thường” thì mới đây, Tùng Dương cũng làm dậy sóng với phát biểu “Già trẻ lớn bé đắm đuối nhạc bolero đúng là sự thụt lùi”.

Tùng Dương chê bolero: Cũng là chuyện thường thôi!

Showbiz Việt kẻ phẫn nộ người tổn thương khi Tùng Dương chê bolero

Hãy tha cho âm nhạc!

Tôi kinh ngạc với khái niệm 'kền kền âm nhạc'!

Bolero có tội tình gì!

Có một thứ quá khứ Tùng Dương không chạm vào được

NS Giao Tiên: Boléro cần được thừa nhận giá trị hơn là bị đạp đổ

Nhạc sĩ Nguyễn Hà: Sản phẩm của mình đủ hay, công chúng sẽ đón nhận nó


Tranh cãi về boléro nổ ra mỗi khi dòng nhạc này bị cho là sến, ủy mị, không hợp thời… Lần này cũng vậy. Nhưng những gì mọi người tranh luận về boléro, rồi “nặng nhẹ” với Tùng Dương đều nằm ngoài điều Dương đề cập: sự sáng tạo - vốn không chỉ đúng với boléro mà cả nhiều lĩnh vực khác.

Bolero hay la chuyen 'ong noi ga, ba noi vit'
 

Khi Dương nhắc đến boléro mà “già, trẻ, lớn, bé đắm đuối”, anh đang nhắc đến những ca khúc sáng tác trong thập niên 1950-1980 ở miền Nam, chứ không phải dòng nhạc boléro nói chung. Nhiều năm nay, boléro hầu như không có thêm ca khúc nào mới và ấn tượng. Ngay như bản Duyên phận của Thái Thịnh mà nhiều người cho là mới cũng ra đời từ năm 1999 - cách đây gần 20 năm. 

Cho nên việc một ca sĩ lấy những ca khúc một thời vang bóng để hát lại như hướng phát triển sự nghiệp thì rõ ràng là thiếu sáng tạo. Nếu có thì mức độ sáng tạo cũng không bằng việc sáng tác và thể hiện một ca khúc mới. Đáng tiếc là ý của Tùng Dương đã bị nhiều người đọc chớp nhoáng rồi quy kết anh đang chê bai boléro.

Khi Dương nhận xét “nếu người già, trẻ, lớn, bé đều đắm đuối với dòng nhạc này thì đó thực sự là sự thụt lùi trong âm nhạc” thì điều này cũng hiển nhiên bởi thời gian cứ trôi, xã hội vận động nhưng âm nhạc dừng lại ở thập niên 1950-1980 thì chẳng thụt lùi là gì?

Ca khúc Duyên phận qua tiếng hát của Lệ Quyên:

 

 Đặc biệt, Dương chỉ giả định - “nếu” chứ có kết luận đâu. Nếu bình tĩnh hơn, ta sẽ thấy Tùng Dương không chỉ trích bản chất của dòng nhạc boléro mà chỉ nêu hiện tượng: các ca sĩ trẻ hiện nay đang lười sáng tạo, chọn lối mòn an toàn. Nếu thực tế boléro phát triển mạnh với nhiều sáng tác mới mà vẫn bị cho là thiếu sáng tạo, là tụt hậu thì mới trách Tùng Dương được.

Không những không “hạ bệ” boléro, phát biểu của Tùng Dương còn có ý nâng dòng nhạc này lên. Cụ thể, anh thừa nhận giá trị của các ca khúc đã đi vào lòng người, nên mới giải thích mình không muốn “dựa hơi” boléro để phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, việc anh dùng từ “theo đóm ăn tàn” dễ tạo cảm giác nặng nề cho những ai không thực sự thấu hiểu bản chất của thành ngữ này.

Bản thân Dương khi nói “có người trả tiền, doanh nghiệp tài trợ để tôi làm một album boléro, tôi cũng sẽ không làm” thì điều này chỉ có nghĩa là dòng nhạc đó không hợp nên anh không chọn mà thôi.

Bolero hay la chuyen 'ong noi ga, ba noi vit'
 

Những tranh cãi vừa qua có thể đã không xảy ra nếu đó không phải là boléro mà là một thể loại khác. Một phần cũng bởi nhiều người quá yêu những ca khúc boléro xưa, nên luôn nhạy cảm khi nghĩ rằng có người đang chỉ trích cái mình yêu quý. Những phản ứng nóng vội lan nhanh tạo thành cơn lốc càn quét bất cứ thứ gì ngược chiều. Thật đáng tiếc! 

Yến Lam

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI