Ý: Giải thoát hơn 1.000 thuyền nhân

07/02/2014 - 14:25

PNO - PNO - Hải quân Ý vừa cứu sống 1.123 người trên những chiếc thuyền cao su, khi số người vượt biên trái pháp từ Bắc Phi vào Ý đã lên đến con số kỷ lục.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Những người tị nạn cuối cùng được tìm thấy trong tám chiếc tàu và một xà lan cách Lampedusa khoảng 222km, trong số đó có 47 phụ nữ, bốn người đang mang thai và 50 trẻ em. Hải quân cho biết có lẽ họ đến từ vùng ngoại biên sa mạc Sahara thuộc châu Phi.

Y: Giai thoat hon 1.000 thuyen nhan

Y: Giai thoat hon 1.000 thuyen nhan

Hải quân Ý giải cứu thuyền nhân

Những người tị nạn được đưa lên tàu San Marco và sẽ đên Sicilia, Augusta vào sáng thứ Sáu.Tại đây, họ được phỏng vấn để xem có được cấp quyền tị nạn hay không. Họ phải chứng minh với chính quyền là đang trốn chạy khỏi vấn nạn bạo hành và có thể sẽ bị hại hoặc thậm chí giết chết nếu bị trả về nước. Gần như cứ ba trong số bốn hồ sơ xin tị nạn tại châu Âu đã bị từ chối vào năm 2012.

Có ít nhất bảy người tị nạn bị chết đuối khi đang cố tìm đường đến Ceuto, nằm giữa Tây Ban Nha và Bắc Phi. Chính quyền địa phương cho biết xác của sáu người đàn ông và một phụ nữ được tìm thấy tại một bãi biển vùng lân cận Morocco. Các nạn nhân này thuộc trong số 400 người đã cố gắng vào lãnh thổ Tây Ban Nha vào hôm thứ năm, họ cũng là những người đến từ Sahara (Châu Phi).

Khoảng 2.000 người đã cập bến vào các bờ biển của Ý trong tháng qua, gấp gần 10 lần con số ghi nhận hồi tháng 1/2013.

năm vừa qua là năm dòng người tị nạn chảy không ngừng vào nước Ý, với tổng số 42.925 người đến bằng đường biển, gấp ba lần so với năm 2012.

Con số người chết do vượt biên bất chấp hiểm nghèo là một ẩn số, nhưng vào tháng 10/2013 có hơn 400 người bị chết đuối trong hai vụ đắm tàu gần Lampedusa, lãnh thổ của Ý gần Bắc Phi nhất.

Số người chết do vượt biển tại Ceuta dự kiến tăng lên vì càng ngày càng nhiều xác chết được tìm thấy trên biển.

Tổng cộng 400 người vượt biên trái phép đã cố gắng vào lãnh thổ Tây Ban Nha vào sáng thứ năm. Những người bị chết chìm thuộc một nhóm đã cố vượt biển ngăn cách giữa Ceuta và Morocco. Một số khác vượt biên bằng đường bộ, vùng biển El Tarajal.

Theo báo địa phương, những người này đang cố trốn thoát khỏi chính quyền Morocco, không có ai trong số họ đến được Ceuta. Vùng đất này cách 15km biển để vào đến lục địa Tây Ban Nha, cùng với bán đảo Melila, cách biển theo hướng đông. Đây là mảnh đất duy nhất nối liền châu Âu và châu Phi, làm cho Morocco trở thành thỏi nam châm để người tị nạn tìm việc làm và xin lưu trú tại châu Âu.

PHAN QUỲNH DAO (Theo BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI