PNO - Sáng 11/8, tập thể y, bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã cùng nhau hiến máu cứu người, đây cũng là hoạt động thường niên tại bệnh viện.
![]() |
Sáng nay, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã phối hợp cùng Trung tâm hiến máu nhân đạo TPHCM tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện. Nhân viên y tế của bệnh viện tranh thủ thời gian thay nhau chăm sóc bệnh nhân để đi hiến máu. |
![]() |
Định kỳ mỗi năm nhân viên bệnh viện được tham gia hiến máu 2-3 lần. Trong ảnh, các hộ lý, điều dưỡng, bác sĩ... đang xếp hàng chờ hiến máu. Bác sĩ Võ Đức Chiến - Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (áo blouse) - giám sát buổi hiến máu. |
![]() |
Thường mỗi lần tổ chức có hơn 150 nhân viên bệnh viện với trên 200 đơn vị máu được Trung tâm hiến máu nhân đạo tiếp nhận. |
![]() |
Bác sĩ Nguyễn Hà Anh Phương - khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - cho biết: "Từ cấp cứu nội khoa hay ngoại khoa, nguồn máu rất quan trọng. Nhất là những trường hợp mất máu cấp, nếu không có máu kịp thời sẽ gây nguy hiểm tính mạng bệnh nhân. Người bệnh chỉ được cứu sống khi ngân hàng máu có đủ máu. Vì vậy, ngoài nhân viên y tế, chúng tôi mong rằng người dân hãy cùng chúng tôi hiến máu để kịp cứu người". |
![]() |
Để thuận tiện cho người thân bệnh nhân cùng tham gia hiến máu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã chọn khu vực dễ tiếp cận nhất. Từ đó, một số thân nhân người bệnh cũng đã cùng nhân viên y tế tặng máu. |
![]() |
Từng túi máu dần đầy lên, hy vọng sống của bệnh nhân cũng tăng dần |
![]() |
Chị Võ Thị Mỹ Nhung - Hộ lý bệnh viện - chia sẻ: "Mỗi khi bệnh viện có chương trình hiến máu thì tôi đều tham gia hiến, tuy rằng phần máu tôi hiến rất nhỏ nhoi nhưng có thể góp phần cứu được 1 người nào đó tôi cũng rất vui rồi". |
![]() |
Tính đến giữa buổi hiến máu, đã có hơn 200 túi máu được trao đi, con số còn tăng dần khi các y, bác sĩ vẫn còn xếp hàng chờ đến lượt hiến tặng. |
![]() |
Bác sĩ Trần Văn Hòa - Trung tâm Hiến máu nhân đạo TPHCM (đứng bìa trái) - liên tục hỏi nhân viên của mình về số lượng máu được tiếp nhận, bác sĩ Hòa cho biết: "Máu là một trong những sản phẩm quý giá nhất mà khoa học chưa sản xuất được, chính vì vậy Trung tâm hiến máu nhân đạo mong rằng mọi người có sự đóng góp tích cực để đơn vị kịp xử lý, lưu trữ và cung cấp khi các bệnh viện cần cứu người". |
Phạm An
Chia sẻ bài viết: |
Tình trạng bàn tay ướt, lạnh, mồ hôi chảy thành giọt khiến người bệnh rất mặc cảm khi giao tiếp. Tình trạng này còn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
Việt Nam, pháp luật không cấm, nhưng nhiều cặp vợ chồng vẫn cảm thấy trăn trở và đấu tranh tâm lý khi phải quyết định số phận của phôi dư.
Theo một nghiên cứu tại Anh, các nhà khoa học đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản và tiết kiệm chi phí có khả năng phát hiện bệnh Parkinson sớm.
Bệnh nhân mắc não mô cầu đầu tiên trong năm ở Hà Nội là trẻ 3 tháng tuổi, khởi phát bệnh với biểu hiện sốt cao, quấy khóc, bú kém.
Ngày 12/4, Bộ Y tế có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố sau vụ 7 chú tiểu ở Đà Lạt bị xâm hại.
Với sự kiện ra mắt Biocodex Việt Nam, phụ nữ Việt có thêm một lựa chọn chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, tiên tiến từ Pháp.
Khoảng 15 phút sau khi uống thuốc cảm mua ở 1 cửa hàng gần nhà, người phụ nữ xuất hiện triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ rồi tử vong sau đó.
Theo báo cáo ban đầu, 29 học sinh tại một trường tiểu học ở quận 7 (TPHCM) có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, sốt... sau bữa ăn bán trú.
Hai phụ nữ trẻ vừa nhập viện cấp cứu do đột quỵ đều có tiền sử dùng thuốc tránh thai kéo dài.
Nghiên cứu hướng tới hoạch định chính sách, nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư phổ biến thứ 2 tại Việt Nam.
Sau khi ăn một lượng lớn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi phải nhập viện cấp cứu vì đau bụng, tê bì tay chân.
Cụ bà ở Nam Định nhiều ngày ho dai dẳng, tự điều trị bằng nhiều loại thuốc ho nhưng không đỡ khiến tình trạng ăn uống kém và mất ngủ nghiêm trọng.
Trẻ đổi tính, hay cáu gắt, đập phá đồ đạc... nhiều người cho rằng trẻ bị khủng hoảng tâm lý. Đến bệnh viện, mới phát hiện trẻ bị khối u trong não.
Cùng với sởi, bệnh tay chân miệng ở Hà Nội cũng “vào mùa” với số ca mắc tăng cao. Trong đó, có nhiều ổ dịch tại trường học.
Ngày 10/4, Viện Y học nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết đã ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi ở người lớn đầu tiên trong năm nay.
Sau khi tham gia một giải chạy bộ với đoạn đường dài 42km, nam thanh niên bị co giật, hôn mê phải nhập viện.
Sau khi tự điều trị tại nhà, cụ ông ở Bắc Giang mắc cúm A được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, phải chạy tim phổi nhân tạo ECMO.
Dự báo đến năm 2050, gần 3,5 triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm.