PNO - Từ sinh viên thức trắng đêm, cựu chiến binh tuổi cao sức yếu đến những người con từ phương xa lặn lội về... tất cả đã hòa chung nhịp đập con tim tại TPHCM trong lễ tổng duyệt diễu binh sáng 27/4.
Trong không khí trang trọng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với bà Trương Thị Tâm, một cựu cán bộ Tổng cục II, Bộ Quốc phòng, hiện đang sinh sống tại quận Tân Bình, TPHCM.
Bà Tâm cùng nhóm bạn, phần lớn là vợ của các quân nhân và cán bộ quân đội, đã có mặt từ 3 giờ sáng để theo dõi lễ diễu binh, diễu hành tại trung tâm thành phố.
![]() |
Bà Trương Thị Tâm (bìa trái) cùng nhóm bạn tại buổi lễ tổng duyệt sáng 27/4 |
Dù tuổi đã cao, phần lớn đều trên 60, thậm chí gần 70, sức khỏe có phần hạn chế, nhưng niềm tự hào và xúc động vẫn ánh lên trong ánh mắt của bà Tâm và nhóm bạn khi chứng kiến khí thế hào hùng của buổi lễ.
Bà chia sẻ: "Chúng tôi chuẩn bị cho sự kiện này từ rất lâu rồi. Từ khoảng 2, 3 tuần trước, chúng tôi đã sắm sửa quần áo đồng phục để đi chụp hình tại các di tích lịch sử của thành phố".
Bà Tâm cho biết, đây không phải là lần đầu tiên bà cùng bạn bè tham gia các sự kiện lớn của thành phố. Trước đó, nhóm đã hai lần đến chụp hình tại Dinh Độc Lập và Bến Bạch Đằng, và gần như năm nào nhóm cũng tham gia các hoạt động kỷ niệm.
Khi được hỏi về ý nghĩa của sự kiện đối với các thế hệ, bà Tâm xúc động nói: "Đây là một hoạt động có ý nghĩa rất lớn, không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn mang tầm vóc quốc tế. Nó gợi nhớ cho thế hệ chúng tôi về những năm tháng lịch sử hào hùng đã qua. Còn đối với thế hệ trẻ, sự kiện này giúp các cháu nâng cao hiểu biết về truyền thống của dân tộc, từ đó vun đắp thêm lòng yêu nước."
Trong gia đình bà Tâm, truyền thống cách mạng được trân trọng và tiếp nối qua nhiều thế hệ. Từ bố, chồng đến các con đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Chồng bà là một đại tá quân đội, còn bà Tâm mang hàm trung tá. Dù sức khỏe không cho phép ông xã cùng tham gia buổi lễ, nhưng sự ủng hộ và tự hào vẫn luôn hiện hữu trong gia đình.
Con trai bà Tâm đã thức dậy từ sớm để chở các mẹ đến địa điểm tập trung và dự kiến sẽ quay lại đón sau khi buổi lễ kết thúc. Bà Tâm bày tỏ: "Những ngày này mà ngồi ở nhà thì bồn chồn lắm, nên kiểu gì cũng phải thu xếp để đi xem cho bằng được."
Bà Tâm tin rằng, những hoạt động kỷ niệm như thế này không chỉ khơi gợi ký ức về một thời kỳ gian khó mà còn giúp thế hệ trẻ trân trọng hơn giá trị của hòa bình và cuộc sống hiện tại, đồng thời củng cố thêm tình yêu thương và gắn bó giữa con người với con người.
![]() |
Các cựu chiến binh Mai Trọng Huy, Đinh Gia Lực, Lê Thị Lợi và Trần Thị Phương Liên chia sẻ rằng buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gợi lại trong họ những ký ức về thời gian phục vụ trong quân đội. |
Trong không khí trang trọng của lễ kỷ niệm, ông Mai Trọng Huy, 78 tuổi, một cựu chiến binh đến từ Thanh Hóa, đã chia sẻ về quãng thời gian 25 năm gắn bó với Tổng cục Cầu đường thuộc Cục Vận tải. Dù đã về hưu và hiện sống cùng con cháu tại TPHCM, ông vẫn tự hào về những năm tháng phục vụ trong quân đội, đặc biệt là thời gian học tập nghiệp vụ cơ yếu tại Vĩnh Phúc và tham gia chiến đấu tại các chiến trường.
Cũng từng công tác trong quân ngũ 25 năm, cựu chiến binh Đinh Gia Lực, 75 tuổi, nhớ lại những năm tháng từ 1970 đến 1975, trong đó có thời điểm tham gia chiến dịch Quảng Trị năm 1972. Sau khi bị thương và xuất ngũ, ông tiếp tục công tác tại TPHCM từ năm 1979.
Cùng tham gia buổi gặp gỡ, bà Lê Thị Lợi, 62 tuổi, quê ở Nghệ An và hiện sống tại TPHCM, từng là thành viên đoàn nghệ thuật quân đội thuộc khối hậu cần. Dù đã nghỉ hưu do sức khỏe, bà vẫn giữ trọn vẹn tình yêu với văn nghệ.
Bà Trần Phương Liên, 60 tuổi, người có 20 năm phục vụ tại Viện Nhiệt đới Môi trường (thuộc Viện Khoa học Công nghệ quân sự), đã bày tỏ sự xúc động và vui mừng khi chứng kiến nhiệt huyết của giới trẻ hướng tới ngày đại lễ. Bà chia sẻ, dù tuổi cao nhưng vẫn muốn hòa mình vào không khí chung của đất nước. Bà có mặt từ rất sớm, khoảng 5 giờ sáng.
Buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành sáng 27/4 còn thu hút những người con từ phương xa trở về tham dự.
![]() |
Anh Lê Bá Tiến, sinh viên năm cuối Trường Đại học Bách Khoa TPHCM, là một trong những khán giả có mặt từ rất sớm tại cung đường có đoàn diễu binh, diễu hành đi qua. Từ Thủ Đức, anh cùng với 4 người bạn đã dậy từ 3 giờ 30 sáng. Dù không giấu được sự mệt mỏi sau hành trình dài và thời gian chờ đợi, nhưng anh cho biết việc có được vị trí xem tốt đã mang lại trải nghiệm xứng đáng, giúp anh và các bạn cảm nhận rõ hơn về khí phách hào hùng của dân tộc mình. |
![]() |
Nguyễn Duy Minh, 27 tuổi, từ Bắc Giang vừa đáp chuyến bay đến TPHCM lúc 4 giờ sáng ngày 27/4 để xem buổi tổng duyệt diễu binh và dự định quay về trong tối cùng ngày. Sáng nay, anh Duy Minh đã kéo vali đến khu vực chợ Bến Thành để theo dõi sự kiện. Duy Minh chia sẻ: "Lúc đầu em không định vào vì bận việc, nhưng không khí đại lễ quá rộn ràng nên em quyết định đến luôn. Sáng nay em đã được xem diễu binh và cảm thấy rất thỏa nguyện". |
![]() |
Em Lê Thị Như Mẫn - sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Long An cùng bạn chạy xe máy, xuất phát ở Long An từ khuya để đến được TPHCM sáng sớm nay và xem diễu binh ở khu vực công viên 23/9. |
![]() |
Đôi bạn Nguyễn Thị Thuý - Lê Thị Nga đi xe khách 2 ngày từ Hưng Yên vào để xem đại lễ 30/4 |
Mi Dương Lài Lâm Thái
Chia sẻ bài viết: |
Tối 26/4, hàng ngàn người đổ về bến Bạch Đằng, đường Nguyễn Huệ đón xem pháo hoa, và chiêm ngưỡng màn trình diễn 3D mapping trên nền trụ sở HĐND UBND TP.
Tối 26/4, TP Cần Thơ tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tối nay, ngày 26/4, hàng ngàn người đổ về bến Bạch Đằng, phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận1, TPHCM) chờ xem màn trình diễn mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Dù đã qua hơn nửa thế kỷ, trong tâm trí nữ biệt động Vũ Minh Nghĩa, ký ức về người đội trưởng ngã xuống vẫn còn nguyên vẹn như ngày hôm qua.
Lễ trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tự hào Việt Nam” và Cuộc thi viết chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng... vừa được tổ chức ngày 26/4.
Trong lực lượng tham gia diễu hành có sự góp mặt của nhiều văn nghệ sĩ, người nổi tiếng: nghệ sĩ Kim Tử Long, hoa hậu Thanh Thủy, hoa hậu H’Hen Niê...
Thời tiết tối 25/4 không mấy thuận lợi khi có mưa nhiều nơi. Dẫu vậy không làm không khí buổi sơ duyệt kém đi sự sôi nổi, hào hùng.
Hàng ngàn người có mặt từ sớm trên các cung đường xung quanh đường Lê Duẩn (quận 1) để theo dõi buổi sơ duyệt cấp nhà nước lễ diễu binh, diễu hành.
Những giọt mồ hôi, nước mắt đã đổ xuống trong hành trình rèn luyện cho đại lễ 30/4, nhưng trên tất cả là niềm tự hào của người chiến sĩ.
“Đảng ta thật là vĩ đại, thu xếp để Dương Văn Minh xuất hiện dù hơi muộn nhưng rất cần thiết và góp vào sự trọn vẹn của ngày toàn thắng”.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu từng phần việc chuẩn bị cho lễ 30/4 phải rõ người, rõ trách nhiệm, không để xảy ra bất kỳ sai sót nào.
Việt Nam cam kết nỗ lực thúc đẩy các hoạt động thương mại một cách công bằng, minh bạch, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp.
Quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia sẽ tham gia diễu binh dịp lễ 30/4 theo lời mời của Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Bà Lady Borton và bà Virginia B.Foote đến Việt Nam với những lý tưởng riêng, nhưng bằng trái tim và sự thấu cảm, họ đều chọn gắn bó với Việt Nam.
Ngoại giao đã huy động được sự ủng hộ của người dân các nước, tạo nên phong trào quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, trong đó, có 11 đơn vị không thực hiện sáp nhập.
Sáng 22/4, Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu Quốc hội đã dự Hội nghị tiếp xúc cử tri tại Củ Chi và Hóc Môn.