Xưởng giày của ông lão 66 tuổi tồn tại hơn 50 năm ở Sài Gòn

20/07/2017 - 18:12

PNO - Nhiều cơ sở phải đóng cửa hoặc chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác, nhưng hơn 50 năm nay cơ sở đóng giày của ông Nguyễn Quang Đức vẫn tồn tại giữa lòng Sài Gòn, mang đến những sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Xuong giay cua ong lao 66 tuoi ton tai hon 50 nam o Sai Gon
Quận 4, Sài Gòn được biết đến với những khu phố đóng giày thủ công từ lâu đời tạo nên những thương hiệu nổi tiếng gắn liền với nhiều hộ gia đình ở đây.
Xuong giay cua ong lao 66 tuoi ton tai hon 50 nam o Sai Gon
Xưởng giày của ông Nguyễn Quang Đức (66 tuổi) tồn tại ở Sài Gòn hơn 50 năm nay, ông cho biết ngày trước nhu cầu sử dụng giày rất nhiều nên cơ sở ông ăn nên làm ra, bây giờ thì có nhiều thương hiệu giày nước ngoài cạnh tranh nên sản lượng giày bán ra cũng ít hơn trước.
Xuong giay cua ong lao 66 tuoi ton tai hon 50 nam o Sai Gon
Ông Đức chia sẻ: “Để tạo nên một đôi giày bắt mắt và thu hút người mua thì công đoạn thiết kế và tách chi tiết là quan trọng nhất, đòi hỏi người thiết kế giày phải là người biết nắm bắt nhanh xu thế, đồng thời phải có ý tưởng sáng tạo độc đáo để cho ra đời những kiểu dáng, mẫu mã thu hút.”
Xuong giay cua ong lao 66 tuoi ton tai hon 50 nam o Sai Gon
Công đoạn cắt và may chi tiết: áp những mẫu bản vẽ chi tiết lên bề mặt da thuộc và phải cắt tỉa sao cho đúng kích cỡ, số đo và may các chi tiết tách biệt nhau. Người thợ phải làm việc một cách tỷ mỉ để đảm bảo độ chính xác về số đo và kích thước hình dáng đôi giày.
Xuong giay cua ong lao 66 tuoi ton tai hon 50 nam o Sai Gon
Sau khi đế giày đã được gò xong thì sẽ tiến hành đến phần giáp đế và dùng máy sấy khô trong vòng 5 phút.
Xuong giay cua ong lao 66 tuoi ton tai hon 50 nam o Sai Gon
Tiếp sau đó, phần mũ giày và phần đế sẽ được giáp lại với nhau bằng các máy chuyên dụng như máy ép 2 chiều và máy ép 6 chiều chia đều 2 bên sườn và phần hậu của đôi giày. Cuối cùng là bắn đinh để tạo thành một đôi giày hoàn chỉnh.
Xuong giay cua ong lao 66 tuoi ton tai hon 50 nam o Sai Gon
Anh Nguyễn Văn Hướng làm nghề đóng giày được khoảng 5 năm chia sẻ: “Công việc này đòi hỏi người thợ cần sự khéo léo tỉ mỉ, bây giờ giày không bán chạy như lúc trước nên thu nhập bấp bênh, tùy theo từng tháng những tháng tết hay cuối năm thì hàng bán rất chạy”.
Xuong giay cua ong lao 66 tuoi ton tai hon 50 nam o Sai Gon
Công nhân Nguyễn Minh Thành làm nghề đóng giày hơn 10 năm tại xưởng giày của ông Đức, công việc chính của anh là gò và ráp giày.
Xuong giay cua ong lao 66 tuoi ton tai hon 50 nam o Sai Gon
Anh tâm sự: “Bây giờ giày nhiều loại mẫu mã, chủng loại nên công việc sản xuất của chúng tôi cũng gặp khó khăn, thu nhập không ổn định nhưng không làm nghề đóng giày thì tôi không biết phải làm công việc gì để nuôi vợ con đây.”
Xuong giay cua ong lao 66 tuoi ton tai hon 50 nam o Sai Gon
Trung bình mỗi ngày xưởng ông Đức bán được khoảng 30 đến 40 đôi giày, và dịp cuối năm hay lễ tết thì được khoảng 80 đến 100 đôi giày.
Xuong giay cua ong lao 66 tuoi ton tai hon 50 nam o Sai Gon
Theo thời gian, sự đa dạng của nhiều loại giày nên nhiều khách hàng đã không còn thiết tha với giày thủ công vốn nổi tiếng về sự bền chắc. Đến nay đã có rất nhiều thợ không thể sống tiếp được với nghề, nhiều hộ bỏ nghề hoặc cho thuê lại cửa tiệm hoặc đóng cửa.
Xuong giay cua ong lao 66 tuoi ton tai hon 50 nam o Sai Gon
"Bây giờ làm giày bán ế ẩm nên nhiều người cũng dần dần bỏ nghề, chỉ còn mình tôi phải cố gắng bám trụ nghề này để nuôi sống gia đình", ông Đức bộc bạch.
Xuong giay cua ong lao 66 tuoi ton tai hon 50 nam o Sai Gon

Xưởng giày của ông Đức những lúc ăn nên làm ra số lượng công nhân hơn 20 người, bây giờ còn khoảng 5 người công nhân gắn bó với ông ở nơi đây.

Minh Thanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI