Xuôi dòng Cổ Chiên ngắm lò gạch gốm đẹp "mê hoặc"

05/07/2024 - 14:05

PNO - Những lò gạch cũ lại trở thành địa điểm tham quan du lịch khá lý thú tại Vĩnh Long.

Là làng nghề có tuổi đời cả trăm năm và rất nổi tiếng ven sông Cổ Chiên, nghề nung gạch và gốm của người dân tỉnh Vĩnh Long trải dài qua nhiều địa phương với hàng ngàn lò nung. Những ngày này, dù nghề nung gạch gốm đã dần lụi tàn vì nhiều nguyên nhân nhưng những lò gạch cũ đó lại là các địa điểm tham quan du lịch khá lý thú. Ngồi trên ghe thuyền xuôi theo dòng Cổ Chiên từ thành phố Vĩnh Long để qua địa bàn các huyện Long Hồ, Mang Thít du khách sẽ bắt gặp hàng trăm lò gạch như những cây nấm khổng lồ nằm lặng lẽ sau nhiều hưng phế của thời gian. Những lò gạch này không chỉ mang tới cảnh quan đẹp đẽ mà còn giúp du khách hiểu thêm về công việc của người xưa.

Hầu hết các lò nung gạch gốm của người dân Vĩnh Long nằm rải rác ven sông Cổ Chiên, sông Mang Thít hay rạch Thầy Cai, Cái Nhum… để thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm tiêu thụ. Từ xưa và cả ngày nay, ghe thuyền vẫn là phương tiện được ưa thích của người dân.
Hầu hết các lò nung gạch gốm của người dân Vĩnh Long nằm rải rác ven sông Cổ Chiên, sông Mang Thít hay rạch Thầy Cai, Cái Nhum… để thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm tiêu thụ. Từ xưa và cả ngày nay, ghe thuyền vẫn là phương tiện được ưa thích của người dân.

Khoảng 20 năm trước, do khói bụi ô nhiễm nên phần lớn các lò nung ở đây dừng hoạt động hoặc chuyển sang nguyên liệu nung ít khói bụi. Hiện một số ít lò nung vẫn hoạt động nếu đáp ứng được các quy định.
Khoảng 20 năm trước, do khói bụi ô nhiễm nên phần lớn các lò nung ở đây dừng hoạt động hoặc chuyển sang nguyên liệu nung ít khói bụi. Hiện một số ít lò nung vẫn hoạt động nếu đáp ứng được các quy định.

Một lò nung bị bỏ hoang, đã phá dỡ một phần mang vẻ đẹp mê ảo nằm ven sông Cổ Chiên.
Một lò nung bị bỏ hoang, đã phá dỡ một phần mang vẻ đẹp mê ảo nằm ven sông Cổ Chiên.

Dù không sử dụng nhưng hầu hết lò nung ở đây đều được giữ nguyên vẹn. Nguyên nhân bởi chi phí dỡ bỏ cũng rất tốn kém.
Dù không sử dụng nhưng hầu hết lò nung ở đây đều được giữ nguyên vẹn. Nguyên nhân bởi chi phí dỡ bỏ cũng rất tốn kém.

Một dãy lò nung ở ngã ba sông Cổ Chiên-Thầy Cai (địa bàn huyện Mang Thít). Ngày nay, đây là địa điểm thu hút khá đông khách du lịch.
Một dãy lò nung ở ngã ba sông Cổ Chiên - Thầy Cai (địa bàn huyện Mang Thít). Ngày nay, đây là địa điểm thu hút khá đông khách du lịch.

Người dân địa phương sử dụng những ghe thuyền cải chế để đón du khách từ TPHCM xuống. Các tua này thường di chuyển ven sông Cổ Chiên, sông Mang Thít, Thầy Cai… rồi lên thăm các lò gạch, vườn trái cây của nông dân…
Người dân địa phương sử dụng những ghe thuyền cải chế để đón du khách từ TPHCM xuống. Các tour này thường di chuyển ven sông Cổ Chiên, sông Mang Thít, Thầy Cai… rồi lên thăm các lò gạch, vườn trái cây của nông dân…

Những tua du lịch đậm chất miệt vườn và đặc trưng này mang tới trải nghiệm thú vị cho du khách.
Những tour du lịch đậm chất miệt vườn và đặc trưng này mang tới trải nghiệm thú vị cho du khách.

Những công nhân làm việc khuân vác gạch nung từ các lò xuống ghe. Nhờ hệ thống sông ngòi kênh rạch, gạch và gốm ở đây được vận chuyển đi khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Những công nhân làm việc khuân vác gạch nung từ các lò xuống ghe. Nhờ hệ thống sông ngòi kênh rạch, gạch và gốm ở đây được vận chuyển đi khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Thực tế, hệ thống làng nghề nung gạch và gốm còn kéo dài tới địa bàn thành phố Sa Đéc của tỉnh Đồng Tháp (đi ngược sông Cổ Chiên) hay khu vực huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) ở phía bên kia sông Cổ Chiên. Tuy nhiên, các lò nung này chỉ rải rác và không nổi tiếng như bên tỉnh Vĩnh Long.
Thực tế, hệ thống làng nghề nung gạch và gốm còn kéo dài tới địa bàn thành phố Sa Đéc của tỉnh Đồng Tháp (đi ngược sông Cổ Chiên) hay khu vực huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) ở phía bên kia sông Cổ Chiên. Tuy nhiên, các lò nung này chỉ rải rác và không nổi tiếng như bên tỉnh Vĩnh Long.

Theo nhiều nông dân ở đây, nguyên nhân khiến các lò nung mọc san sát nhau và ven sông là do khu vực Vĩnh Long có đất sét tỉ lệ cao, thích hợp cho nghề nung gạch và gốm đỏ.
Theo nhiều nông dân ở đây, nguyên nhân khiến các lò nung mọc san sát nhau và ven sông là do khu vực Vĩnh Long có đất sét tỉ lệ cao, thích hợp cho nghề nung gạch và gốm đỏ.

Chính quyền địa phương đã lên kế hoạch “Đề án di sản đương đại Mang Thít” nhằm vừa duy trì nghề nung gạch gốm vừa phát triển du lịch địa phương. Đây là mô hình phù hợp với khu vực này.
Chính quyền địa phương đã lên kế hoạch “Đề án di sản đương đại Mang Thít” nhằm vừa duy trì nghề nung gạch gốm vừa phát triển du lịch địa phương. Đây là mô hình phù hợp với khu vực này.

Những lò nung có thể nhìn thấy từ bất cứ đâu ở Mang Thít, Long Hồ.
Những lò nung có thể nhìn thấy từ bất cứ đâu ở Mang Thít, Long Hồ.

Bài và ảnh: Đoàn Đại Trí

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI