Xứng danh địa chỉ tin cậy cộng đồng

13/04/2016 - 08:20

PNO - Hiện TP. HCM có 719 địa chỉ tin cậy cộng đồng (ĐCTCCĐ) nhà cán bộ, hội viên phụ nữ trở thành "địa chỉ" trợ giúp nạn nhân của bạo lực gia đình.

Cả nhà vào cuộc

Đưa phó ng viên đến khu nhà “tam đại đồng đường” của ông Lê Xuân Lan (thường gọi ông Năm Lan) ở ấp Tân Điền, xã Lý Nhơn, H.Cần Giờ, chị Phạm Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội LHPN xã Lý Nhơn nói vui: “Nhà bác Năm Lan có cả một đội chuyên trách phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ) đó”.

Ông Lan hiện là Bí thư chi bộ ấp Tân Điền, còn chị Lê Thị Thanh Huệ, con gái ông là Chi hội trưởng Chi hội PN của ấp. Ấp chỉ vài ngàn dân, nhịp sống yên bình, nhưng vẫn có những gia đình xảy ra sóng gió. Nhờ có ĐCTCCĐ tại nhà ông Năm Lan, gần 5 năm qua, nhiều chị em xã Lý Nhơn cũng như khu vực lân cận có chỗ trú lánh khi bị bạo hành.

Chị Thanh Huệ kể: “Ở nông thôn, quan niệm về bình đẳng còn hạn chế nên không có “nhà tạm lánh” để các chị trốn hay ngủ nhờ một vài đêm. Nhà tôi chỉ là nơi chị em nhào tới gõ cửa cầu cứu, xin cho ngồi đỡ, lánh mặt chồng con một chút khi xảy ra chuyện, rồi về lại nhà mình. Đôi lúc họ đến để nhờ ba tôi bước qua nhắc nhở anh chồng có tính gia trưởng hoặc đứa con lỡ hỗn với mẹ vài lời. Ba tôi sống nhân hậu và nghiêm túc nên có uy lắm”.

Xung danh dia chi tin cay cong dong
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Hội LHPN TP.HCM (giữa) thăm hỏi chị Đỗ Thị Hiền, chủ ĐCTCCĐ ở KP.2, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú

Anh Lê Tấn Dũng, chồng chị Thanh Huệ nhớ lại: “Hai năm trước, giữa đêm, chị N.T.N.H. là người nội thành về đây làm tôm, không hiểu bị gì mà người đầy vết thương. Chị đến kêu cứu, vợ tôi biểu tôi chở đi bệnh viện, chị khóc nói trong túi không có tiền, tôi đưa đi luôn”. Nhiều chị bị bạo hành nhưng giấu chuyện vì sợ bị chê cười, ông Năm Lan và các con phải thay nhau động viên, khuyên nhủ, giúp các chị lấy lại sự tự tin. Anh Dũng kể: “Có đôi vợ chồng già quần quật làm mướn nuôi hai thằng con trai nhưng chúng còn hỗn xược, chửi đánh cha mẹ, quăng đập đồ đạc trong nhà. Thấy vợ khuyên nhủ nhiều lần không xong, tức quá, lần đó, tôi và ba xông qua rầy tụi nó. Tụi nó nghe, giờ chí thú làm ăn, không gây chuyện với cha mẹ già nữa, thấy cũng mừng”.

Suốt 37 năm qua, nhà riêng của chị Châu Thị Hạnh (đường Thích Quảng Đức, P.4, Q. Phú Nhuận) là địa chỉ mà nhiều người dân ở tổ 40 và cả KP.4 tìm đến khi cần giải tỏa tâm tư, nhờ can thiệp việc gia đình. Chị Hạnh kể: “Khoảng năm 2008, khi là chi hội trưởng PN ở đây, đọc kỹ hướng dẫn về tổ chức mô hình ĐCTCCĐ của Hội LHPN TP.HCM, tôi giật mình vì mô hình này tồn tại ở nhà mình hơn 20 năm rồi, chỉ là mình làm tự phát, thiếu quy chuẩn”. Sau khi bàn với chi hội, các chị đều đồng tình chọn nhà chị Hạnh làm ĐCTCCĐ cho khu phố.

Chồng chị Hạnh, giáo viên dạy toán đã nghỉ hưu cho biết: “Từ ngày nhà tôi thành ĐCTCCĐ, vợ tôi được đi tập huấn kiến thức pháp luật rồi tham gia vào tổ tư vấn cộng đồng, giúp giải quyết nhiều vấn đề tranh chấp, kiện tụng. Thấy cô ấy hiểu biết hơn, giúp người dân được nhiều hơn, tôi cũng vui lây”.

Trả ơn Hội

Rất nhiều ĐCTCCĐ được lập ra bởi chính những người từng là nạn nhân của BLGĐ. Chị Võ Thị Thử, Chi hội trưởng PN ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa, H.Cần Giờ chính là một trong những chủ ĐCTCCĐ từng trải nghiệm nỗi đau bị chồng hành hạ. Chị kể: “Hơn 10 năm chung sống, chưa một ngày tôi được yên thân, cứ rượu vào, anh lại lôi tôi ra mắng chửi, đánh đập ngay cả khi có mặt hai con, mặc cho chúng khóc than, van nài. Đỉnh điểm là lần anh ấy đánh luôn hai đứa nhỏ. Tôi đã ôm các con đi trốn. Đó là những năm tháng rất khó khăn, mấy mẹ con phải cùng rong ruổi khắp nơi bán bánh bò”.

Xung danh dia chi tin cay cong dong

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI