Xu hướng thanh toán tiêu dùng không tiếp xúc lên ngôi

26/05/2021 - 17:00

PNO - Đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ tới hành vi, thói quen thanh toán tiêu dùng của người dân, trong đó, thanh toán không tiếp xúc với nhiều ưu thế về sự tiện ích được dự báo sẽ trở thành xu hướng tất yếu của ngành tài chính trong thời gian tới.

Hình thức thanh toán không tiếp xúc đang được triển khai tại nhiều đơn vị chấp nhận thanh toán qua thẻ như cửa hàng tiện lợi, nhà hàng và các siêu thị, trung tâm mua sắm, trường học… Với hình thức thanh toán này, người tiêu dùng có thể dễ dàng thanh toán mà không cần đến tiền mặt hay thẻ vật lý, giúp giao dịch an toàn hơn, hạn chế tình trạng làm rơi, làm mất thẻ, đồng thời giảm các nguy cơ về lây lan dịch bệnh. Khách hàng cũng có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét mã thanh toán, sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để xác thực thanh toán. Không chỉ tiện lợi, hình thức thanh toán này còn đảm bảo mức độ bảo mật cao.

Thông tin từ các tổ chức thanh toán lớn cũng cho thấy thanh toán tiêu dùng không tiếp xúc đã có bước phát triển rất nhanh do người dân có xu hướng thực hiện các giao dịch trực tuyến nhiều hơn. Theo số liệu từ mạng lưới VisaNet, tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử trong giai đoạn quý I/2021 tăng 5,5 lần so với quý IV/2020.

Thanh toán thẻ không tiếp xúc được dùng nhiều nhất trong danh mục thực phẩm và ăn uống, với 67% người tiêu dùng tăng cường sử dụng phương thức này trong năm 2020. Thanh toán qua mã QR cũng đã tăng vọt trong đại dịch, đặc biệt trong các giao dịch hằng ngày như thanh toán hóa đơn (tăng 71%), mua sắm trong lĩnh vực bán lẻ (tăng 58%) và tại siêu thị (tăng 57%).

Trước đại dịch, người Việt Nam dành 3,1 giờ trực tuyến mỗi ngày, nhưng trong thời gian giãn cách xã hội, con số đó đã tăng vọt lên 4,2 giờ một ngày vào lúc cao điểm. Dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, song hoạt động thanh toán không tiền mặt tiếp tục tăng trưởng cao. Tính đến cuối tháng 3/2021, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, QR code đã thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng.

So với cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet đạt 156,2 triệu món với giá trị 8,1 triệu tỉ đồng; giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt trên 395 triệu món với giá trị hơn 4,6 triệu tỉ đồng. Giá trị giao dịch qua kênh QR code tăng mạnh nhất 146% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.479 tỉ đồng với đạt 5,3 triệu món.

Công nghệ thanh toán tiêu dùng không tiếp xúc không chỉ giúp giao dịch trở nên nhanh chóng, tiện lợi, an toàn mà còn mang lại cảm giác hiện đại, bắt kịp xu hướng phát triển toàn cầu. Đặc biệt, hình thức thanh toán này góp phần hạn chế lây lan dịch COVID-19 khi đại dịch diễn biến ngày càng phức tạp.

Cùng với sự dịch chuyển hành vi tiêu dùng của người dân, các công ty tài chính tiêu dùng đã nhanh chóng triển khai các chiến lược linh hoạt nhằm đáp ứng sự thay đổi của khách hàng. Đơn cử, FE CREDIT - công ty tài chính tiêu dùng được biết đến với vị thế tiên phong trong chuyển đổi số nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng, đã ra mắt hàng loạt những nền tảng hỗ trợ khách hàng trong thời kỳ dịch bệnh, mang lại những hiệu quả tích cực.

Ứng dụng FE CREDIT Mobile của công ty này ra mắt từ cuối năm 2019 gây ấn tượng nhờ những tính năng hỗ trợ người dùng quản lý khoản vay và thanh toán thuận tiện trong thời gian giãn cách xã hội. Ngoài những tính năng cơ bản như tra cứu, thanh toán khoản vay, thẻ tín dụng, ứng dụng giúp ích cho khách hàng nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày, từ việc thanh toán hóa đơn, thanh toán không tiếp xúc, đến việc chat trực tiếp với nhân viên tư vấn, gửi khiếu nại, hay khóa thẻ khẩn cấp nếu thấy có rủi ro gian lận. Hiện có hơn 2 triệu khách hàng sử dụng ứng dụng FE CREDIT và trung bình hơn 6.000 lượt cài đặt ứng dụng mỗi ngày.

Ngoài ra, ứng dụng cũng cho phép chủ thẻ FE CREDIT trả tiền không cần tiền mặt hay thẻ vật lý, bằng cách quét mã QR để thanh toán tại các cửa hàng đăng ký chấp nhận thanh toán Smartpay.

Cũng trong thời gian giãn cách xã hội, FE CREDIT đã cho ra mắt tính năng Chatbot trên cả nền tảng Zalo và website, để giải quyết yêu cầu và tư vấn cho khách hàng mà không cần khách hàng phải trực tiếp gặp nhân viên tư vấn hay gọi lên tổng đài. Sau thời gian ngắn triển khai, Chatbot hiện đang tiếp nhận trung bình 200.000 yêu cầu tư vấn từ khách hàng mỗi tuần.

Đại diện FE CREDIT cho biết, việc phát triển các ứng dụng mới, hoàn thiện hệ sinh thái nằm trong chiến lược chuyển đổi số hóa toàn diện của công ty với mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng đồng thời góp phần thúc đẩy thói quen tiêu dùng không tiếp xúc của người dân trong các giao dịch thanh toán.

Có thể thấy, với xu hướng thay đổi thói quen thanh toán của người tiêu dùng, ngoài sự nỗ lực của các tổ chức tài chính, cần có sự chung tay từ nhiều phía, qua đó tăng cường dịch vụ thanh toán thẻ, phát triển thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử, phát triển thanh toán không tiền mặt tại nhiều khu vực để người tiêu dùng thay đổi thói quen và đón nhận hình thức thanh toán này vì tính tiện lợi và sự an toàn.

Hoàng Linh

 

Nguồn: FE CREDIT

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI