Xót xa cảnh nông dân sắp "và cơm vào miệng" phải chịu thua ông trời

04/05/2022 - 18:36

PNO - Trong đợt mưa bất thường những ngày qua, Huế có khoảng 7.800ha lúa bị ngã đổ, chủ yếu là lúa sắp thu hoạch.

 

Chiều 3/5, thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, mưa lớn bất thường trong những ngày qua đã gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp của địa phương. Theo đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 30/4 đến ngày 2/5, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế xuất hiện mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, khiến
Chiều 3/5, Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 30/4 đến ngày 2/5 xuất hiện mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, khiến nhiều diện tích lúa vụ đông xuân sắp thu hoạch bị ảnh hưởng và đổ ngã - Ảnh: Công Bằng
Thống kê từ các địa phương cho thấy, có khoảng 7.813 ha lúa bị đổ ngã trong đợt mưa này. Trong đó, một số huyện có diện tích đổ ngã lớn như Phú Vang 1.800 ha; Phong Điền 1.500ha; Hương Thủy 1.350 ha; Quảng Điền 830 ha; Hương Trà 783 ha; Huế 1.200 ha; Phú Lộc 350 ha.
Thống kê từ các địa phương, có khoảng 7.813ha lúa bị đổ ngã trong đợt mưa này. Trong đó, một số huyện có diện tích đổ ngã lớn như Phú Vang 1.800ha; Phong Điền 1.500ha; Hương Thủy 1.350ha; Quảng Điền 830ha; Hương Trà 783ha; Huế 1.200ha; Phú Lộc 350ha
Trước tình hình đó, Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế đã huy động động tối đa nhân lực, vật lực để tiêu úng thoát nước nhanh diện tích lúa đang bị ngập úng, không để ruộng lúa bị ngâm nước nhiều ngày nhằm hạn chế lúa bị mọc mầm và các nấm gây bệnh như đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, khô vằn phát sinh gây hại nặng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng gạo.Đối với diện tích lúa giai đoạn trổ chín đến đỏ đuôi, có tỷ lệ hạt chín trên bông > 85% tiến hành thu hoạch sớm, với phương châm 'xanh nhà hơn già đồng' để hạn chế thiệt hại.
Trước tình hình đó, Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã huy động tối đa nhân lực, vật lực để tiêu úng thoát nước nhanh diện tích lúa đang bị ngập úng, không để ruộng lúa bị ngâm nước nhiều ngày nhằm hạn chế lúa bị mọc mầm và mắc các loại nấm gây bệnh. Đối với diện tích lúa có tỷ lệ hạt chín trên bông > 85%, tiến hành thu hoạch sớm để hạn chế thiệt hại
Riêng diện tích lúa giai đoạn chắc xanh, sau khi tháo cạn nước trong ruộng tiến hành dựng lúa bằng cách túm 3-5 gốc lúa lại với nhau bằng sợi ni - lông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lúa vào chắc và chín.
Riêng diện tích lúa giai đoạn chắc xanh, sau khi tháo cạn nước trong ruộng sẽ dựng lúa bằng cách túm 3-5 gốc lúa lại với nhau bằng sợi ni - lông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lúa vào chắc và chín
Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị huy động tối đa công suất của các loại máy gặt để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đã chín khi thời tiết tạnh ráo. Đồng thời đề nghị Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Quản lý và Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với các địa phương chủ động điều tiết nước hợp lý, ứng phó kịp thời với điều kiện thời tiết bất lợi do mưa lớn gây ngập úng ở vùng thấp trũng, đảm bảo vụ sản xuất hè thu 2022.
Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị huy động tối đa công suất của các loại máy gặt để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đã chín khi thời tiết tạnh ráo 
Đồng thời đề nghị Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Quản lý và Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với các địa phương chủ động điều tiết nước hợp lý, ứng phó kịp thời với điều kiện thời tiết bất lợi do mưa lớn gây ngập úng ở vùng thấp trũng, đảm bảo vụ sản xuất hè thu 2022.
Đồng thời đề nghị Công ty Quản lý và Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với các địa phương chủ động điều tiết nước hợp lý, ứng phó kịp thời với điều kiện thời tiết bất lợi do mưa lớn gây ngập úng ở vùng thấp trũng, đảm bảo vụ sản xuất hè thu 2022
Ông Lê Văn Anh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, hiện đơn vị đang tích cực phối hợp với các ban ngành liên quan hướng dẫn, tập huấn các biện pháp kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học ngay trên đồng ruộng nhằm hạn chế đốt rơm ra, bảo vệ môi trường. Tăng cường kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh lem lép hạt, khô vằn, rầy nâu... để chỉ đạo phun trừ kịp thời, hạn chế thiệt hại, nhất là trên diện tích lúa bị ảnh hưởng và đỗ ngã.
Ông Lê Văn Anh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, hiện đơn vị đang tích cực phối hợp với các ban, ngành liên quan hướng dẫn, tập huấn các biện pháp kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học ngay trên đồng ruộng nhằm hạn chế đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường 
Trước đó, trong đợt mưa bất thường hồi đầu tháng 4/2022, đã có gần 20.000 ha lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại. Ngoài ra nhiều diện tích ngô và rau màu các loại cũng bị thiệt hại, ước tính 2.783 ha.
Trước đó, trong đợt mưa bất thường hồi đầu tháng 4/2022, đã có gần 20.000ha lúa ở tỉnh Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại. Ngoài ra, ước tính có 2.783ha bắp và rau màu các loại cũng bị thiệt hại - Ảnh: Công Bằng 
Địa phương này đang đề nghị Bộ NN- PTNT hỗ trợ 1.500 tấn giống lúa (đợt 1) và 10 tấn giống rau các loại, 5 tấn giống ngô để kịp thời cấp phát cho nông dân sản xuất vụ hè thu thì xảy ra đợt mưa lớn bất thường tiếp theo.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế  đang đề nghị Bộ NN- PTNT hỗ trợ 1.500 tấn giống lúa (đợt 1) và 10 tấn giống rau các loại, 5 tấn giống bắp để kịp thời cấp phát cho nông dân sản xuất vụ hè thu thì xảy ra đợt mưa lớn bất thường

 Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI