Xóa tàn dư phong kiến (!?)

24/04/2013 - 16:50

PNO - PN - Hiệp hội vận tải Hà Nội vừa có một văn bản gây choáng váng và phẫn nộ đối với nhiều người. Để ủng hộ việc xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc, Hà Nội, Hiệp hội này không ngần ngại cho rằng “xóa đi đàn Xã Tắc cuối...

Xoa tan du phong kien (!?)

Phương án cầu vượt đi qua đàn Xã Tắc và nút giao Ô Chợ Dừa. Ảnh: Đoàn Loan (VNExpress.net)

Nếu theo cái logic của “Hiệp hội vận tải Hà Nội” thì giữ lại cố đô Huế được tích sự gì? Cố đô Huế lẽ ra bị đập bỏ chứ! Cũng theo logic ấy, phần còn lại của nhà tù Hỏa Lò ở giữa lòng thủ đô hay nhà tù Côn Đảo, một địa ngục trần gian… và vô vàn công trình khác gắn với quá khứ tàn bạo và đau thương cũng nên xóa bỏ (!).

Quá khứ - lịch sử là ký ức của mỗi con người, mỗi quốc gia, dân tộc. Quá khứ, dù đau thương hay đẹp đẽ, người ta cũng không bao giờ chối bỏ. Mất ký ức, chỉ có thể là những kẻ không bình thường đáng thương. Nhà sử học Dương Trung Quốc đã bức xúc trước ý kiến “hay ho” trên mà thốt lên những lời thật cay nghiệt: “Người NGU mới nói phá đàn Xã Tắc để xóa tàn dư phong kiến!”.

Là một trong các loại đàn tế cổ, đàn Xã Tắc là nơi được lập để tế Xã thần (Thần Đất) và Tắc thần (tức Thần Nông) - hai vị thần của nền văn minh lúa nước. Theo tác giả Đào Duy Anh trong Từ điển Hán Việt, “Thuở xưa dựng nước (...) dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế thần nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”. Theo giáo sư sử học Lê Văn Lan, từ xa xưa, không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều VN, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng. Giữ gìn, bảo tồn đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn quốc gia.

 Phong Dao

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI