Xoa bóp bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

17/11/2020 - 06:23

PNO - Viêm mũi dị ứng là bệnh dị ứng của toàn thân. Bệnh có biểu hiện tại chỗ, thường là những cơn hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi.

 

Nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng như: phấn hoa, bụi nhà nấm mốc, vải sợi, lông gia xúc, gia cầm, một số thứ ăn, thuốc hoặc vi khuẩn, virus…

Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi các triệu chứng "tỵ cừu", "tỵ trất" phát sinh do 2 nguyên nhân: công năng tạng phủ (chủ yếu là tỳ, phế, thận) rối loạn, bị phong hàn, tà khí xâm nhập.

Hai yếu tố này có thể phối hợp với nhau, khiến phế khí hư nhược, sức đề kháng giảm sút, dễ sinh bệnh.Y học cổ truyền. gọi là "tỵ lậu" hoặc "não lậu".

Cơ chế gây bệnh

- Theo y học hiện đại: Phản ứng dị ứng xảy ra theo 2 giai đoạn. Trong giai đoạn nhanh, chất gây dị ứng (dị nguyên) tác dụng vào IgE gắn trên tế bào mastocyte, khiến tế bào tiết ra histamine, leukotrienes, bradikinin và các chất trung gian hoá học khác.

Giai đoạn chậm xảy ra vài giờ sau giai đoạn trên, giảm sự xâm nhập của các tế bào eosinopils, basophils, monocytes và lymphocytes. Hậu quả của giai đoạn chậm là sự đáp ứng quá nhạy cảm của đường hô hấp và sự tăng cường điều chỉnh làm cho đường hô hấp phản ứng mạnh mẽ khi tiếp xúc lại với dị nguyên.

Giai đoạn chậm cũng bao gồm cả phản ứng tế bào và các chất trung gian hóa học gồm histamine, leukotrienes và các chất khác. Cytokines do lymphocytes T và mastocytes tiết ra, duy trì sự thâm nhiễm tế bào. Biểu mô trở thành một nhóm tế bào hoạt động, cung cấp cytokines và chemokines liên hệ đến sự tuyển mộ tế bào với sự tích tụ của tế bào mastoctes, basophil, lymphocytes T.

Tiến trình này tồn tại trong nhiều tuần sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Ở người viêm mũi mạn tính, sự tiếp xúc liên tục với dị nguyên lượng nhỏ duy trì tình trạng viêm ở mũi.

- Theo y học cổ truyền: Công năng của các tạng phế, tỳ, thận suy yếu. Phế chủ về khí, phế lại không tuyên được khí. Tỳ hư sinh đàm thấp, thận nạp khí, thận dương hư không giáng hóa được thuỷ cốc dẫn đến đàm. Đồng thời kết hợp với phong tà khí xâm nhập, ăn uống không thích hợp, sức đề kháng của cơ thể suy nhược mà gây nên bệnh.

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng

3 triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng: Hắt hơi/ ngứa mũi; nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như:

+ Niêm mạc mũi sưng đỏ.

+ Mắt: viêm kết mạc dị ứng, ngứa mắt, chảy nước mắt, xung huyết kết mạc, mắt đỏ, mi mắt sưng nề, nhạy cảm khói thuốc, ánh sáng.

+ Xoang: viêm xoang mũi, hay hỉ mũi chảy nước mũi trong hay có mủ, nhức đầu, không phân biệt được mùi, mất mùi vị.

+ Họng: ngứa họng, cảm giác vướng họng

+ Toàn thân: mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ, thức giấc về đêm.

Cách tự xoa bóp bấm huyệt cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng

Dùng 2 ngón trỏ và giữa xoa thân mũi từ dưới lên và từ trên xuống.

Để ngón tay trỏ ấn vào chỗ giáp giới giữa xương và sụn ở thân mũi: day.

Day huyệt Nghinh hương 10 lần.

Dùng ngón tay trỏ và giữa xoa chân cánh mũi bên kia.

Bẻ rồi vuốt đầu mũi qua lại 5-10 lần.

Tay phải ngón cái miết ngược từ Ấn đường về phía chân tóc 9 – 12 cái cho tới khi da vùng đó đỏ lên.

Tiếp sau day bấm huyệt Phong trì, Khúc trì, Hợp cốc.

Bác sĩ CK2 Huỳnh Tấn Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI