Xin thầy cô đừng ‘hở tí là phạt’

15/01/2015 - 15:55

PNO - PNO - Đợt nghỉ lễ vừa qua, tôi cùng vài người bạn cũ hẹn nhau ra quán cà phê ôn lại “cái thời ngày xưa đó”.

edf40wrjww2tblPage:Content

Câu chuyện tỉ tê đượm màu thời gian bỗng dưng bị ngắt quãng bởi bàn bên cạnh có tiếng cười lớn vang lên gây sự chú ý. Hai cô giáo trẻ đang ngồi với những bạn mình, kể chuyện cười cợt vào những lỗi lầm của học trò mình.

Xin thay co dung ‘ho ti la phat’

Hai cô đã bắt học trò nói chuyện trong giờ học ngậm viết vào miệng, ngậm liên tục hết 45 phút khiến nước miếng chảy tèm lem. Cứ mỗi lần cậu học trò đưa viết xuống lau miệng, lại rộ lên một trận cười thỏa thích từ các bạn cùng lớp. Cậu học trò cứ cúi gằm mặt, không dám ngẩng lên...

Lại rộ lên những tràng cười thích thú của hai cô giáo và những người bạn. Một cô giáo tiếp: "Phải thế tụi nó mới biết trời cao đất dày thế nào chứ. Cứ vênh cái mặt lên, tức không chịu được. Giờ chỉ cần cãi lại là phạt không cần biết đúng sai. Dằn mặt trước để tụi nó biết sợ". Những người khác cũng hùa theo: "Ghê nha, nay mạnh tay dữ!".

Câu chuyện của hai cô giáo trẻ ấy cứ khiến tôi phải suy nghĩ mãi về trách nhiệm của một người đứng trên bục giảng. Những người đang hằng ngày định hướng, hướng dẫn không chỉ kiến thức mà cả nhân cách sống cho học trò mà lại có cách hành xử "cãi là phạt không cần biết đúng sai". Thu phục nhân tâm rất khó, và vì khó quá nên phải chăng người ta chọn cách dễ hơn.

Sau đó, tôi tò mò tìm hiểu thì được biết, để phản ứng lại hình phạt và những trận cười nổ như bắp rang kia, cậu học trò đã ném trả cây viết vào người cô giáo và bỏ chạy ra khỏi lớp. Cậu đã bỏ học ngày hôm đó và cứ đến giờ của cô giáo trẻ này thì cậu ta tỏ vẻ chống đối, bất cần. Chúng ta hiểu được đây không phải cái kết mà cô giáo kia mong muốn.

Tôi cũng biết được hai cô giáo trên đang dạy khối THPT, độ tuổi mà những cô cậu học sinh đang lớn, cái tuổi mà ông bà ta vẫn gọi "ngang như cua bò sân gạch". Tâm lí tuổi mới lớn ẩm ương bướng bỉnh, lì lợm liệu có chịu ngồi yên để bị "dằn mặt" không?

Xem toàn bộ diễn đàn "Giáo dục trong mắt tôi" tại đây

Tuổi mới lớn giống như một con cọp dữ, khi ta chọc nó giận thì cơn thịnh nộ thật kinh hoàng, đến những đứa trẻ cũng không ý thức hết được hậu quả mà chúng sẽ gây ra. Không thiếu cách xử sự.

Chẳng hạn như, cô giáo trẻ kia gọi cậu học trò đứng dậy trả lời câu hỏi trong bài giảng rồi nhắc nhở cần nghiêm túc trong giờ học, đồng thời cũng thông báo nếu tái phạm sẽ phạt như thế nào. Nó vừa thể hiện lòng vị tha, vừa làm học trò tâm phục. Nếu cứ lấy quyền trên áp đặt xuống thì liệu mấy học trò sẽ nghe lời thầy cô? Chỉ ra cái sai của trò, bắt trò "tâm phục khẩu phục" chấp nhận hình phạt đã thỏa thuận trước cho lỗi lầm của mình, mới là điều đáng quý.

Đừng đơn giản chỉ là phạt cho qua chuyện hoặc thể hiện cái oai của mình. Có lẽ sẽ rất nhiều người đặt câu hỏi lớp rất đông học sinh, sao thầy cô có thời gian làm việc đó? Đó chính là cái tâm trong nghề. Cái tâm để không ai giống cô giáo kia mang lỗi lầm của học sinh ra làm trò cười, làm câu chuyện mua vui, hỉ hả.

PHẠM QUYÊN (huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước)

Thông qua những trải nghiệm, chứng kiến, suy tư của mình về trường lớp, mối quan hệ thầy - trò, quan hệ giữa các nhà giáo, chương trình dạy - học, chính sách giáo dục, công tác quản lý, sách giáo khoa, dịch vụ giáo dục, sản phẩm giáo dục… hãy viết và gửi bài cho diễn đàn “Giáo dục trong mắt tôi” của phunuonline.com.vn.

Kính mời bạn đọc gửi bài, ý kiến qua các địa chỉ:

- Mở trang chủ phunuonline.com.vn, vào mục Gửi bài ở cuối trang
- Hoặc theo địa chỉ email: xahoi.phunuonline@gmail.com
- Hoặc viết vào phần bình luận phía dưới mỗi bài viết của diễn đàn.

Cuối bài ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản (nếu ở ngoài TP.HCM - để tiện gửi nhuận bút).

Phụ Nữ Online trân trọng cảm ơn sự cộng tác của bạn đọc.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI