PNO - PN - Gia đình bà V.T.M.N. (64 tuổi, ngụ TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) gọi điện thoại đến Báo Phụ Nữ bức xúc báo tin bà N. đã tử vong do suy tim nặng và cho rằng: nếu thủ tục xin giấy chuyển viện để được hưởng bảo hiểm y tế...
edf40wrjww2tblPage:Content
Sức khỏe suy kiệt… cũng phải về xin giấy chuyển viện
Trước đó, ngày 19/6, bà N. đã gửi đơn đến Báo Phụ Nữ cầu cứu vì nỗi nhiêu khê khi xin giấy chuyển viện (GCV). Theo gia đình bà N., bệnh động mạch vành của bà nằm trong nhóm bệnh chỉ cần xin GCV một lần sử dụng cho cả năm, nhưng nay quy định này đã bị hủy bỏ.
Bà N. đăng ký BHYT ban đầu tại một phòng khám đa khoa. Khi phát hiện bệnh tim có dấu hiệu nặng, phòng khám chuyển bà đến Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Bình Định. Sau đó, BV Đa khoa Bình Định lại chuyển bà vào Viện Tim TP.HCM. GCV có giá trị sử dụng trong một năm.
Trong đơn bà N. cho biết: “Ngày 11/4, tôi đăng ký mổ tại Viện Tim TP.HCM, nhưng trước khi mổ phải điều trị các bệnh tai mũi họng, nhổ răng sâu nên đến cuối tháng Năm, tôi mới chính thức làm thủ tục. Ngày 19/6, tôi đóng chi phí thì nhân viên Viện Tim hướng dẫn tôi phải về quê xin GCV mới để chụp mạch vành vào ngày 24/6, trước khi lên bàn mổ. BV giải thích là theo quy định mới của BHYT, trong danh sách các bệnh mạn tính chỉ cần xin GCV một lần trong năm không còn bệnh động mạch vành như trước. BV yêu cầu tôi phải làm đúng thủ tục mới được hưởng quyền lợi BHYT. Từ đây, mỗi lần tái khám, tôi đều phải xin GCV. Để làm được GCV, phòng khám đa khoa và BV Đa khoa tỉnh Bình Định đòi hỏi tôi phải có mặt. Tuy nhiên, thời điểm này sức khỏe của tôi rất yếu, không thể đi lại được bằng các phương tiện xe khách, tàu… Chẳng lẽ chỉ vì xin GCV mà tôi phải thuê xe ngược về quê rồi lại quay vào TP.HCM”.
Sau một chặng hành trình làm các thủ tục chuyển viện thành công, bà N. cũng được lên bàn mổ. Nhưng không may, sau ca mổ, bà N. đã tử vong do sức khỏe quá yếu.
Không chỉ có người nhà bà N. bức xúc, nhiều bệnh nhân đang điều trị bệnh viêm gan mạn tính cũng kêu trời vì bị hành hạ bởi GCV. Có mặt lúc 5g sáng ở BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để nộp sổ chờ tái khám bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính, ông N.V.C. (56 tuổi, ngụ huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) cho biết, ông mua BHYT tại BV Cù Lao Minh, huyện Mỏ Cày Nam có giá trị từ năm 2011-2015. Ban đầu, ông đến BV huyện nhưng bác sĩ nói không có thuốc Entecavir (một loại thuốc mạnh) để điều trị nên chuyển ông lên BV Nguyễn Đình Chiểu, TP. Bến Tre. BV Nguyễn Đình Chiểu cũng không có loại thuốc này nên ông được cấp GCV lên BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
“Vì là bệnh mạn tính, bác sĩ yêu cầu tôi phải tuân thủ tái khám liên tục. Lúc nào bệnh trở nặng, bác sĩ hẹn sau một-hai tuần phải tái khám, còn bệnh tạm ổn thì sau một tháng. Để xin được GCV, tôi phải đi xe ôm 40 cây số từ huyện Mỏ Cày Nam lên TP. Bến Tre. Bữa nào hên thì làm kịp trong ngày về, không may thì kéo sang ngày khác. Một năm, tôi mất ít nhất sáu lần về BV tỉnh xin GCV. Nhiều lúc định vượt tuyến khỏi cần xin GCV, chấp nhận bỏ tiền túi ra điều trị nhưng các bác sĩ giải thích, nếu tái khám thường chỉ nhận thuốc về uống, với giá vài trăm ngàn đồng, nhưng khi ba tháng phải thực hiện xét nghiệm thì chi phí đến vài triệu đồng. Vì lương của tôi không đảm bảo nên tôi phải tiếp tục làm đúng thủ tục xin GCV nhưng cực quá!” - ông N.V.C. than thở.
Bệnh nhân viêm gan siêu vi B phải xin giấy chuyển viện liên tục trong năm
Hành là chính
Trao đổi với Báo Phụ Nữ, bác sĩ Nguyễn Nhị Phương- Trưởng phòng Phân tích tài chính, Viện Tim TP.HCM - giải thích: trước đây, nhóm bệnh tim mạn tính như: bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, tăng huyết áp mạn tính, suy tim, bệnh động mạch vành, đều nằm trong danh mục các bệnh được BHXH TP.HCM quy định chỉ cần xin GCV một lần sẽ có giá trị sử dụng trong một năm. Việc này rất thuận lợi cho người bệnh vì những bệnh mạn tính phải điều trị, tái khám nhiều lần ở BV tuyến trên. Sau một năm, nếu người bệnh tái khám và điều trị tiếp thì mới phải xin GCV mới.
Thế nhưng ngày 4/6/2014, BHXH TP.HCM đã gửi công văn thông báo, trong nhóm bệnh tim thì chỉ còn duy nhất bệnh tăng huyết áp mạn tính là được phép sử dụng GCV có giá trị một năm. Các bệnh khác nếu tái khám phải xin GCV mới từ cơ sở đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu.
Theo bác sĩ Phương, yêu cầu này là rất nhiêu khê, vì người bệnh phải tái khám liên tục, có khi một tháng tái khám hai lần. Đơn cử như bệnh mạch vành, tháng nào cũng phải tái khám và nhận thuốc để theo dõi nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hay bệnh van tim, người bệnh thay van phải tái khám và uống thuốc kháng đông liên tục, có khi phải uống suốt đời để tránh tạo ra cục huyết khối…
“Việc xin GCV cho người bệnh ở các địa phương không dễ, phải qua ba-bốn cấp trung gian từ xã, huyện, tỉnh, mới lên được Viện Tim… mất nhiều thời gian và công sức. Có khi người bệnh xin được GCV nhưng do bác sĩ tuyến dưới viết chưa đúng tên bệnh nhân, sai số bảo hiểm… thì buộc phải về xin lại”- bác sĩ Phương bức xúc.
Không chỉ có nhóm bệnh tim, nhiều bệnh mạn tính khác trước đây cũng nằm trong danh mục các bệnh chỉ cần xin GCV một lần sẽ được sử dụng trong một năm nhưng nay bị bỏ bởi quy định mới như: bệnh tâm thần, bệnh thần kinh (sang chấn hệ thần kinh, động kinh), bệnh viêm gan mạn tính… Bác sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM chia sẻ: Hiện nay, mỗi ngày BV khám cho 1.700 - 2.000 lượt bệnh thì có đến 50% bệnh nhân viêm gan, bệnh nhân từ các tỉnh chiếm số lượng rất lớn. P
hải chuyển các bệnh nhân lên tuyến trên vì tuyến dưới không đáp ứng được việc điều trị đối với nhiều bệnh nhân bị viêm gan mạn tính, do thiếu thuốc Tenofovir, Entecavir (đây là những loại thuốc mạnh, đắt tiền nên BHYT chỉ quy định cho rất ít BV tuyến cuối sử dụng để tránh việc lạm dụng thuốc). Từ lâu, BV Bệnh Nhiệt đới đã kiến nghị đưa bệnh viêm gan mạn tính vào nhóm bệnh chỉ cần xin GCV có giá trị một năm để thuận lợi cho bệnh nhân khi tái khám, nhưng đến nay vẫn chưa được BHYT chấp nhận.
Trao đổi với Báo Phụ Nữ về vấn đề trên, bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền - Phó giám đốc BHXH TP.HCM cho biết: “Chúng tôi cũng không còn cách nào khác vì phải… tuân thủ theo quy định của BHXH Việt Nam”.
Sự phiền hà của thủ tục mới do BHYT “đẻ” ra đã khiến bệnh nhân vô cùng bức xúc. Lâu nay, người dân đã phải đối diện với quá nhiều vất vả khi lâm bệnh, từ quá tải BV, đến thuốc thang đắt đỏ… giờ phải đương đầu với GCV. Đó là chưa kể những người đã lãnh hậu quả từ những thủ tục này như trường hợp bà N.
Ngày 21/11, Tòa Gia đình và người chưa thành niên đã tuyên phạt Mehtar Tani Khadir (quốc tịch Algeria) 1 năm tù về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.
Nhiều loại cây trái chỉ được sử dụng tươi hoặc chế biến thủ công, nhưng khi “qua tay” của các chị, chúng trở thành hàng hóa xuất khẩu đi khắp thế giới.