Xin đừng xót thương em!

26/10/2015 - 14:36

PNO - “Ngày em chào đời, khi nhìn em, mẹ đã muốn xỉu, vì thấy em trong hình hài không trọn vẹn với những ngón tay, ngón chân co quắp, thiếu hụt” .

Đó là lời tâm sự của Phạm Thúy An - cô sinh viên năm thứ 3 an nhiên kể. Ánh mắt trong trẻo của An nhìn thẳng người đối diện khi trò chuyện, khiến ai đó, dẫu có “lỡ” mang lòng thương xót cô, cũng phải ngại ngần.

An ơi, xỏ kim giùm ngoại

An ra đời ở xã An Ninh, H.Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Ngày mẹ An mang bầu cô con gái đầu lòng, mẹ không có điều kiện để siêu âm, thăm khám thường xuyên nên khi nhận con, cả gia đình đều bất ngờ đến bật khóc. Khi đó, có một tổ chức y tế đến đặt vấn đề, đề nghị gia đình cam kết “cho đứt” cô bé để mang về phẫu thuật.

Nếu kết quả tốt, họ sẽ giao lại cho gia đình một cô con gái lành lặn, còn nếu bé có bề gì hay mất đi, gia đình không được thưa kiện. Không chút đắn đo, ba mẹ em quyết định đưa con về: “Đến giờ phút này, em vẫn biết ơn cuộc sống, biết ơn ba mẹ vì đã chấp nhận em, đã giữ em lại” - An tâm sự và cho biết ba mẹ đặt tên em là An với mong muốn cuộc đời của con sau này luôn bình yên, an nhiên.

An cứ thế lớn lên, bình yên trong vòng tay của ba mẹ. Ba tuổi, An chồm dậy, vịn tường bước tới để tập đi. Bàn chân với những ngón dị thường, co quắp khiến em không thể giữ thăng bằng, cứ bước đi rồi lại ngã xuống.

Thế nhưng khát khao được chạy nhảy lại càng bùng lên, ngày càng mạnh mẽ hơn thôi thúc An gạt nước mắt bước tiếp. Khi cô bé có thể đi lại gần như một đứa bé bình thường, An được ngoại đón ra nhà ở chung để tiện đến trường.

Sáu tuổi An vào lớp 1. An nhớ mãi cô Hương, người nắm tay em nắn nót nét bút đầu tiên. Cô lúng túng vì chẳng biết cầm tay em như thế nào bởi cả hai bàn tay của cô học trò nhỏ chỉ có một ngón là bình thường, các ngón còn lại có một, hai đốt, lại quắn vào nhau.

Xương cổ tay của An cũng thiếu nên yếu xìu, không đủ lực để cầm bút. Suy tính mãi, cuối cùng, cô Hương đành chọn giải pháp cho An cầm bút bằng tay trái. Khi những nét bút đầu tiên xuất hiện, An hét ầm lên vì vui sướng, thế rồi, bé An lại gắng sức viết chữ O cho tròn. Người ta học một giờ, An học ba, bốn giờ đồng hồ, tập mãi đến khi nào các nét cong, nét móc thật đẹp mới thôi.

An ở với ngoại, đến năm lớp 3, thấy để mọi người đưa rước mình hoài, cô bé lôi chiếc xe đạp của dì ra tập. Tay cầm ghi đông không tròn, chân đạp bê đan không vững, An lại té. Té xong, em lại đứng dậy đạp tiếp.

An khúc khích cười, mắt ánh lên những tia nghịch ngợm khi nhớ lại chuyện tập xe: “Em căng thẳng lắ m, xe chạy bon bon rồi mà chỉ biết nhìn xuống đất, đến khi đâm sầm vào tường, cả người cả xe đều te tua, tưởng bỏ cuộc, nhưng thấy các bạn chạy xe vèo vèo ngoài đường em lại thèm. Em muốn được chạy xe về thăm ba mẹ quá nên ráng tập, riết rồi được”.

Tập xe được thì làm việc khác cũng được, An thích chơi búp bê. Nhà nghèo, được người ta cho món đồ chơi cũ, An quý như vàng, muốn “diện” cho bé cưng nhưng làm gì có tiền mua đồ mới. An năn nỉ ngoại tập cho cầm kéo, cầm kim.

Tay trái mạnh được phát huy, An lách từng “ngón” vào đuôi kéo nhấp từng centimé t vải. Cây kim nhỏ xíu nhưng rất khó “vâng lời”, cứ rớt lên rớt xuống, rồi lại đâm vào tay khiến tay của An chảy máu.

Ban đầu ngoại giúp An nhặt kim, xuýt xoa khi thấy bé bị kim đâm, nhưng sau An chỉ cho bà... ngồi ngó. An may được áo đầm cho búp bê, tự đơm nút, may vá cho quần áo của mình. Ngoại mừng lắm, rồi cũng tới lúc, tự nhiên ngoại kêu: “An ơi, xỏ kim giùm ngoại”.

Xin dung xot thuong em!

Cô sinh viên xuất sắc

Tay chân làm việc khó khăn, nhưng cái đầu An thì xuất sắc. Viết chữ được rồi thì cứ việc “học tới tới” mà thôi. Vào lớp, An tập trung nghe giảng, chỗ nào không hiểu, An hỏi liền rồi ghi thêm phần chú thích.

Suốt 12 năm học, An không học thêm môn nào, chỉ miệt mài giải hết các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. 12 năm An là học sinh giỏi, thậm chí là lớp phó học tập.

Rồi cũng đến lúc An phải chọn hướng đi cho tương lai của mình, âm thầm tìm hiểu về môn công nghệ sinh học mà cô đam mê từ lâu. Năm 2012, An nộp đơn dự khi hai khối A và B vào trường Đại học Cần Thơ và đậu vào cả hai khối với số điểm đều trên 20.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI