PNO - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 27/4 đến 11/5, thí sinh trên cả nước sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2021 và đăng ký xét tuyển vào đại học.
Qua ngày đầu đăng ký, các chuyên gia hướng nghiệp đưa ra lời khuyên rằng, để tìm được ngôi trường đại học (ĐH) phù hợp thực hiện ước mơ, thí sinh phải thật sự “hiểu” trường trước khi “chốt” học ở ngành, trường nào.
Hiểu ngành nghề - chỉ tiêu - phương thức xét tuyển: tăng cơ hội trúng tuyển
Ngành nghề và chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành, trường là yếu tố quan trọng đầu tiên thí sinh cần quan tâm để lựa chọn đúng ngành học yêu thích, đúng trường phù hợp năng lực. Vì sao phải quan tâm vấn đề này? Bởi, sau khi xác định được ngành học yêu thích, thí sinh cần tìm hiểu những trường nào có đào tạo ngành này, so sánh chỉ tiêu và điểm chuẩn hằng năm… Từ đó, nắm được bức tranh tổng thể, sự cạnh tranh đầu vào ở từng trường để đưa ra lựa chọn phù hợp, tránh trường hợp “trèo cao té đau”.
Đơn giản hơn là người học phải chọn trường, ngành vừa sức, phù hợp với bản thân. Chẳng hạn, nhóm ngành khoa học sức khỏe có nhiều trường ĐH đào tạo. Trong nhóm ngành này thì các trường ĐH công lập với chỉ tiêu ít nên điểm chuẩn thường cao chót vót. Ví như, ngành y đa khoa của Trường ĐH Y Dược Hà Nội có điểm chuẩn trúng tuyển bằng phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 lên đến 28,9 điểm; Trường ĐH Y Dược TP.HCM là 28,45 điểm (292 chỉ tiêu), Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 27,5 điểm… Trong khi đó, các trường ĐH “tốp” giữa có mức điểm chuẩn vừa phải. Trong đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành lấy 24 điểm - là trường ĐH tư có điểm chuẩn cao nhất ở ngành y khoa.
Năm vừa qua, sinh viên Trường đại học Nguyễn Tất Thành đã chinh phục nhiều giải thưởng, cuộc thi danh giá về nghiên cứu khoa học, học thuật và thể dục thể thao
Tiến sĩ Trần Ái Cầm, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết: với ưu thế đào tạo sinh viên được đánh giá cao về khả năng thích ứng với công việc, nhiều năm nay, thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều nên trường thường xác định điểm chuẩn cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2021, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dự kiến tuyển sinh với bốn phương thức với tổng chỉ tiêu là 7.680. Trong đó, 40% chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi THPT, 40% chỉ tiêu cho xét học bạ, 20% còn lại là cho phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và xét tuyển thẳng.
“Năm nay, đáp ứng theo yêu cầu của thị trường lao động, phát huy lợi thế là trường đào tạo đa ngành, nhà trường đã chủ trương điều chỉnh bổ sung các chương trình đào tạo theo hướng liên xuyên ngành như các chuyên ngành kinh tế số, công nghệ tài chính, tin - sinh học, du lịch số… và mở thêm các ngành mới như kinh doanh quốc tế, quan hệ quốc tế… nâng tổng số ngành đào tạo lên 48 ngành cho 5 khối ngành đào tạo: sức khỏe, kinh tế, công nghệ kỹ thuật, xã hội nhân văn, mỹ thuật. Hiện nay, nhà trường đang nghiên cứu thiết kế, chuẩn bị điều kiện để đưa vào giảng dạy một số chương trình đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe để đáp ứng được nhu cầu về nhân lực y tế cho xã hội”, tiến sĩ Cầm nói.
Học phí phù hợp, chương trình theo hướng phát triển năng lực
Mới đây, nhiều trường ĐH công bố mức học phí mới tăng mạnh. Học phí là yếu tố rất quan trọng để cân nhắc khi chọn trường. Quá trình 4-6 năm học ĐH là chặng đường không ngắn, người học cần đưa ra lựa chọn phù hợp điều kiện kinh tế gia đình. Người học cần lưu ý chính sách học phí, học bổng của các trường có ổn định hay không.
Bên cạnh chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất, học phí của các trường ĐH luôn được thí sinh và phụ huynh quan tâm trong mỗi mùa tuyển sinh. Ai cũng muốn mình được học tập trong một môi trường hiện đại, chất lượng đào tạo đạt chuẩn… và quan trọng hơn là học phí phải phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế.
Mùa tuyển sinh năm 2021, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vẫn cam kết giữ vững mức học phí ổn định trong suốt quá trình học. Cụ thể, mức học phí của sinh viên sẽ được tính theo số tín chỉ các môn học mà sinh viên đăng ký học ở mỗi học kỳ. Mức học phí đối với sinh viên ở tất cả các ngành tại trường này dao động từ 11 triệu đến 16 triệu đồng/học kỳ. Riêng các ngành đặc thù như y khoa, học phí dao động từ 20 triệu đến 26 triệu đồng/học kỳ. Về cơ bản, mức học phí đối với sinh viên khóa mới vẫn giữ ổn định so với khóa trước.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là một trong những trường có chính sách học bổng hấp dẫn. Năm 2021, khi trúng tuyển theo bất kỳ một phương thức nào, thí sinh được nhận ngay học bổng trị giá 3 triệu đồng khi nhập học. Riêng thí sinh trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc học bạ THPT đạt trên 24 điểm sẽ nhận được 4 triệu đồng. Nhiều ngành học được sự tài trợ của doanh nghiệp nên giảm 20-50% học phí năm đầu tiên…
Ngoài những ưu đãi trên, chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực cũng là thế mạnh của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Tiến sĩ Trần Ái Cầm cho biết: Chính sách đào tạo của nhà trường là phát triển các chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực, tương thích với khung trình độ quốc gia, các hiệp hội nghề nghiệp, có khả năng chuyển đổi liên thông trong khu vực theo hướng hội nhập; chú trọng các lĩnh vực, ngành nghề đặc thù, phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học, phù hợp và đáp ứng với nhu cầu xã hội.
Thí sinh tìm hiểu ngành nghề, học phí
Để thực hiện được điều này, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã mời các chuyên gia, doanh nghiệp tham gia các hội thảo phân tích nghề để thiết kế chương trình, áp dụng đa dạng phương pháp giảng dạy như e-learning, blended learning, project based learning… Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu là những giảng viên giỏi chuyên môn, nhà trường cũng có đội ngũ giảng viên doanh nhân là các doanh nhân, các chuyên viên cao cấp, người giỏi nghề… đã được chuẩn hóa đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài đứng lớp, các giảng viên doanh nhân còn tham gia cố vấn, góp ý chương trình đào tạo và quan trọng hơn cả là họ đã truyền cảm hứng, văn hóa doanh nghiệp cho sinh viên nhanh chóng thích ứng với sự cạnh tranh.
Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đào tạo thực tiễn
Người học muốn “làm chủ” công việc sau khi ra trường thì không thể học các chương trình còn nặng tính lý thuyết, sách vở, phương pháp truyền thống, mà phải có sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại…
Các chương trình đào tạo của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đều được trang bị hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành hiện đại phù hợp theo từng ngành nghề như: nhà hàng - khách sạn 5 sao, phim trường cho sinh viên khối ngành nghệ thuật có không gian sáng tạo, ngân hàng mô phỏng, phòng thực hành kế toán ảo, xưởng sản xuất bánh, phòng khám đa khoa… Đây cũng là điều kiện giúp cho tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm luôn đạt ở mức cao.
Tiến sĩ Trần Ái Cầm cho biết: “Trường đã tạo ra liên minh chiến lược với gần 2.000 doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, các bệnh viện lớn tại TP.HCM nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có cơ hội đi thực tế và thực hành tại cộng đồng, góp phần nâng cao trình độ tay nghề cũng như mở rộng cơ hội việc làm cho sinh viên.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là một trong rất ít trường ĐH tại Việt Nam được tổ chức kiểm định uy tín trên thế giới như QS (Anh Quốc) đánh giá đạt tiêu chuẩn 5 sao về cơ sở vật chất. Để có được sự đánh giá này, mỗi năm, trường đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng cho việc nâng cấp trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu với hơn 500 phòng học lý thuyết, phòng thí nghiệm và xưởng thực hành.
Môi trường học tập giúp sinh viên phát triển toàn diện
Bên cạnh năng lực nghề nghiệp, sinh viên cần có môi trường để nuôi dưỡng và phát triển toàn diện kỹ năng, phẩm chất để thành một công dân tích cực.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có các hoạt động tư vấn học thuật đa dạng, hỗ trợ sinh viên, và nhiều chương trình ngoại khóa, hoạt động văn nghệ, thể thao... để người học rèn luyện về thể chất, tinh thần. Đặc biệt, trường còn có các chương trình học tập qua phục vụ cộng đồng, giúp sinh viên phát triển nhân cách, hiểu được nơi mình đang sống để trở thành một công dân hữu ích.
Khu tự học được thiết kế đẹp mắt để sinh viên nghỉ ngơi, giải trí, sinh hoạt nhóm… qua đó kích thích khả năng tư duy sáng tạo, phát triển nhiều ý tưởng trong học tập và nghiên cứu. Khu phức hợp thể dục thể thao gồm phòng gym, cử tạ… với đủ các thể loại máy tập hiện đại, đa năng, đem đến cho sinh viên không gian lý tưởng để giảm tải căng thẳng và rèn luyện sức khỏe sau những giờ học mệt nhọc…
Đại diện nhà trường cho biết, đã giải quyết các khó khăn chồng chất của nhà trường trong suốt 2 tháng qua, AISVN dự kiến khai giảng trở lại vào tháng 1/2025.
Đề xuất này được ông Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Quản lý chất lượng - nêu tại hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024 sáng 31/10.
Sáng 31/10, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Sáng 30/10, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức sơ kết kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng "Thành phố học tập toàn cầu UNESCO trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2024-2030".