Xem hát bội nay, nghe kể chuyện xưa

07/04/2022 - 09:08

PNO - Nhiều vị khách lớn tuổi xem chương trình hát bội lại nhớ nhiều kỷ niệm. Trong đó, có người chỉ là khán giả, và có người cũng từng đứng trên sân khấu.

 

Tối 6/4, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM giới thiệu chương trình Sắc ấn ngọc phương nam
Tối 6/4, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM giới thiệu chương trình Sắc ấn ngọc phương nam, kết hợp giữa hát bội và một số loại hình khác như: múa, xiếc... Trong đó, hát bội chiếm khoảng 70% nội dung. Các loại hình khác mang tính bổ trợ, kết nối các phần. Ông Võ Hồ Hoàng Vũ, Giám đốc nhà hát kỳ vọng chương trình được đầu tư công phu này sẽ là một trong những sản phẩm thu hút khách du lịch trong thời gian tới. 
Chương trình được đầu tư công phu. hoành tráng về phần nhìn lẫn phần nghe.
Chương trình được dàn dựng công phu, hoành tráng về phần nhìn lẫn phần nghe. Khán giả sẽ được sống trong thế giới đan xen hiện tại và quá khứ với câu chuyện kể xúc động, từ đó trải nghiệm những nét thú vị của hát bội. Sản phẩm cũng gửi gắm thông điệp về sự kế thừa, phát huy giá trị của môn nghệ thuật truyền thống này trong bối cảnh hiện đại. 
Gần 20g, vở diễn bắt đầu nhưng từ khoảng 18g30, một số vị khách đầu tiên đã có mặt tại nhà hát. Trong đó, nhiều khán giả yêu thích hát bội từ nhỏ. Bà Lê Triều (ngụ Q. Bình Thạnh) cho biết khi biết tin có vở diễn đã cố gắng liên hệ để có vé đi xem suất mở màn. Bà kể từ năm 8, 9 tuổi đã theo gia đình xem hát bội ở Lăng ông Bà Chiểu. Thuở bà còn nhỏ, hát bội cực thịnh hành, khán giả chen đông nghẹt để xem.
Gần 20g, vở diễn bắt đầu nhưng từ khoảng 18g30, một số vị khách đầu tiên đã có mặt tại nhà hát. Trong đó, nhiều khán giả yêu thích hát bội từ nhỏ. Bà Lê Triều (ngụ Q. Bình Thạnh) cho biết khi hay tin có vở diễn đã cố gắng liên hệ để có vé đi xem suất mở màn. Bà kể từ năm 8, 9 tuổi đã theo gia đình xem hát bội ở Lăng ông Bà Chiểu. Thuở bà còn nhỏ, hát bội cực thịnh hành, khán giả chen đông nghẹt để xem. Cha bà cũng từng theo nghề hát bội, chuyên biểu diễn ở các đình. Nhưng hiện gia đình bà không có ai theo nghề này. "Tôi rất ấn tượng với nghệ sĩ Ngọc Dung, Kim Thanh. Thuở đó, các chị còn nhỏ nhưng bước lên sân khấu rất chuyên nghiệp, diễn trôi chảy. Tôi xem và thích mê. Đến giờ hình ảnh họ thời trẻ vẫn còn in đậm trong tôi. Cách đây ít phút, tôi có gặp lại chị Ngọc Dung, nhắc lại số chuyện cũ. May mắn, chị vẫn còn nhớ tôi. Ngoài ra, tôi cũng thích xem đoàn của chị Ngọc Khanh biểu diễn. Chị xuất thân con nhà nòi, đam mê hát bội tột cùng, cũng trải qua nhiều gian truân. Cứ mỗi lần đi xem, tôi lại thấy thương sự hy sinh, cố gắng của họ dành cho nghề dẫu vất vả, gian nan vô cùng".
Ngồi nép mình ở một góc khán phòng là nghệ sĩ Ngọc Hương. Mấy mươi năm trước, bà là nghệ sĩ của nhà hát, đứng trên sân khấu. Và thời gian, dã biến bà thành một khán gỉa của hiện tại. Bà nghỉ hưu đã 5 năm, nhưng đây là lần thứ hai trở lại xem các nghệ sĩ của nhà hát biểu diễn. Bà tâm sự: 'Các em giờ đây có điều kiện thuận lợi nhiều hơn, nhưng họ cũng đứng trước rất nhiều thách thức. Đến với buổi biểu diễn hôm nay, nhìn sân khấu, sự chuẩn bị tươm tất như thế này, tôi thấy vui lây với các em, vì ít nhiều cũng nhận được sự quan tâm trong thời buổi hát bội gặp nhiều khó khăn'.
Ngồi nép mình ở một góc khán phòng là nghệ sĩ Ngọc Hương. Mấy mươi năm trước, bà là nghệ sĩ của nhà hát. Bà nghỉ hưu đã 5 năm, nhưng đây là lần thứ hai trở lại xem các nghệ sĩ của nhà hát biểu diễn. Bà chia sẻ: "Các em giờ đây có điều kiện thuận lợi nhiều hơn, nhưng họ cũng đứng trước rất nhiều thách thức. Đến với buổi biểu diễn hôm nay, nhìn sân khấu được chuẩn bị tươm tất,, tôi thấy vui lây với các em, vì ít nhiều cũng nhận được sự quan tâm trong giai đoạn hát bội gặp nhiều khó khăn".
Bỗng, đôi mắt bà đỏ hoe, ngấn nước khi nhắc đến chuyện đi hát ngày trước. Bà kể: 'Đi hát ngày trước gian nan lắm, phải đi lên từ vị trí rất nhỏ. Tôi nhớ nhất những lần đoàn đi hát, phải đi bằng xe tải, xe thùng chứ không có xe hơi riêng như hiện tại. Đồng lương ngày đó thấp lắm,
Mắt bà ngấn nước khi nhắc đến chuyện đi hát ngày trước. Bà kể: "Đi hát ngày trước gian nan lắm, phải đi lên từ vị trí rất nhỏ. Tôi nhớ nhất những lần đoàn đi hát, phải đi bằng xe tải, xe thùng chứ không có xe hơi riêng như hiện tại. Đoàn hát rong ruổi khắp nơi. Đồng lương ngày đó thấp lắm. Làm quân sĩ được 60 xu, diễn viên cấp 1 được 1,2 đồng, cấp 2 được 1 đồng, cấp 3 là 80 xu. Có những lúc không còn tiền, anh chị em chia nhau từng miếng ăn, ôm bụng đói đi diễn. Cả đời tôi chắc khó thể nào quên được những ngày ấy. Có lẽ, nếu không yêu nghề, mê đến vô cùng, thì chắc khó thể trụ được. Nhưng khi nhớ lại, với chúng tôi đó là những kỷ niệm đẹp nhất đời".
NSƯT Ngọc Dung
NSƯT Ngọc Dung là một trong những khán giả có mặt sớm nhất. Bà theo đoàn hát bội từ năm 5 tuổi nên nếm hết những vinh quang, cay đắng của đời nghệ sĩ. Bà kể, nghệ sĩ hát bội thường lép vế hơn so với các môn nghệ thuật còn lại. Họ phải học ca, diễn, điệu bộ cùng lúc, rất khó khăn nhưng ít khi được nhớ mặt gọi tên. Nhưng đã yêu nghề, ai cũng chấp nhận sự thiệt thòi này. "Mỗi khi nhìn các em biểu diễn, tôi thấy mình trẻ lại. Tôi thấy chúng tôi của những ngày thanh xuân, khổ cực trăm bề, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm nhưng lạ là lúc nào cũng muốn được sống chết trên sân khấu. Có những tình yêu rất khó lý giải. Dẫu biết yêu nhiều sẽ càng khổ cực nhiều nhưng vẫn yêu. Tôi đã đi qua nửa con dốc của cuộc đời nhưng giờ vẫn yêu hát bội như cô gái thuở đôi mươi", bà tâm sự.
Bà cười bảo có lẽ bà là khán giả khó tính nhất trong khán phòng. Bà luôn mang theo cuốn sổ nhỏ, ghi chép cẩn thận từng động tác của nghệ sĩ trên sân khấu. Sau buổi diễn, khi có dịp gặp gỡ, bà sẽ trao đổi, góp ý cho họ để hoàn thiện. 'Chẳng ai bắt tôi phải làm thế, nhưng tôi tự thấy trách nhiệm của mình với nghề này là vậy. Chỉ khi nhắm mắt xuôi tay không còn đóng góp nữa tôi mới dừng lại', bà nói.
Bà cười bảo có lẽ bà là khán giả khó tính nhất trong khán phòng. Bà luôn mang theo cuốn sổ nhỏ, ghi chép cẩn thận từng động tác của nghệ sĩ trên sân khấu. Sau buổi diễn, khi có dịp gặp gỡ, bà sẽ trao đổi, góp ý cho họ để hoàn thiện. "Chẳng ai bắt tôi phải làm thế, nhưng tôi tự thấy trách nhiệm của mình với nghề này là vậy. Chỉ khi nhắm mắt xuôi tay không còn đóng góp nữa tôi mới dừng lại", bà nói.

*Trích đoạn trong Sắc ấn ngọc phương nam:

 

 

Trong suốt vở diễn, khán giả vỗ tay liên tục cho những màn thể hiện hết mình của các nghệ sĩ. Việc vận dụng ánh sáng, hình khối sáng tạo giúp phần nhìn của tác phẩm bắt mắt hơn.
Trong suốt vở diễn, khán giả vỗ tay liên tục cho những màn thể hiện hết mình của các nghệ sĩ. Việc vận dụng ánh sáng, hình khối sáng tạo giúp phần nhìn của tác phẩm bắt mắt hơn.
Các nghệ sĩ đã tập luyện liên tục trong vài tháng qua cho tác phẩm này. Vở diễn có sự tham gia của các nghệ sĩ kỳ cựu như: NSƯT Xuân Quan, NSƯT Linh Hiền, NSƯT Xuân Phước, NS Ngọc Giàu, NS Bảo Châu...Nhà hát cũng tạo điều kiện cho nhiều gương mặt trẻ tham gia như: Hà Trí Nhơn, Trí Luân, Ngọc Tâm... 
Các nghệ sĩ đã tập luyện liên tục trong vài tháng qua cho tác phẩm này. Vở diễn có sự tham gia của các nghệ sĩ kỳ cựu như: NSƯT Xuân Quan, NSƯT Linh Hiền, NSƯT Xuân Phước, NS Ngọc Giàu, NS Bảo Châu...Nhà hát cũng tạo điều kiện cho nhiều gương mặt trẻ tham gia như: Hà Trí Nhơn, Trí Luân, Ngọc Tâm... 
Một cảnh biểu diễn đầy màu sắc trong tác phẩm vừa được giới thiệu.
Một cảnh biểu diễn đầy màu sắc trong tác phẩm vừa được giới thiệu.
Một số khán giả trẻ cũng dành thời gian đến xem, trải nghiệm với môn nghệ thuật truyền thống có tuổi đời
Một số khán giả trẻ cũng dành thời gian đến xem, trải nghiệm với môn nghệ thuật truyền thống. 
NS ƯT Tú Sương cho biết dẫu bận việc nhưng sau khi hoàn thành xong vẫn cố gắng đến nhà hát kịp giờ để theo dõi tác phẩm mới.
NSƯT Tú Sương cho biết dẫu bận việc nhưng vẫn cố gắng đến nhà hát kịp giờ để theo dõi tác phẩm mới.
Bên ngoài khán phòng, nhà hát cũng tạo không gian cho khán giả biết qua về nghệ thuật vẽ mặt nạ hát bội.
Bên ngoài khán phòng, nhà hát cũng tạo không gian cho khán giả biết qua về nghệ thuật vẽ mặt nạ hát bội. Trung bình, mỗi nghệ sĩ mất 1,5 giờ để hoàn thành khâu vẽ mặt.

Trung Sơn

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEvanhoavi /strCate=vanhoa