Xem đồ chơi Trung thu cổ được phục dựng tại Hoàng thành Thăng Long

24/09/2023 - 06:24

PNO - Những loại đèn Trung Thu của trẻ em trước năm 1975 được phục dựng lại đang trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long.

 

Chương trình Trung Thu 2023 đang diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long có chủ đề “Đèn thu lung linh”, trong đó chủ đạo là những chiếc đèn Trung Thu truyền thống của trẻ em Hà Nội xưa.
Chương trình Trung Thu 2023 đang diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long có chủ đề “Đèn thu lung linh”, trong đó chủ đạo là những chiếc đèn Trung Thu truyền thống của trẻ em Hà Nội xưa.
Các mẫu đèn Trung Thu lung linh đang được trưng bày tại đây là thành quả của các nghệ nhân và các nhà nghiên cứu văn hoá làm việc trong nhiều năm.
Các mẫu đèn Trung Thu lung linh đang được trưng bày tại đây là thành quả của các nghệ nhân và các nhà nghiên cứu văn hoá làm việc trong nhiều năm.
Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, các mẫu đèn được phục dựng dựa trên các nguồn tư liệu quí của các nhà nghiên cứu nước ngoài như Henri Oger, Albert Kant; bảo tàng Quai Branly (Pháp)...,
Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội, các mẫu đèn được phục dựng dựa trên các nguồn tư liệu quý của các nhà nghiên cứu nước ngoài như Henri Oger, Albert Kant; bảo tàng Quai Branly (Pháp)... hay hình ảnh tư liệu từ viện Viễn Đông Bác Cổ.
Nhiều mẫu đèn trung thu của thế kỷ XX đã thất truyền, được Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách cùng nghệ nhân các làng nghề chuyên làm đèn Trung thu xưa ở phố cổ (Hà Nội), Thanh Oai (Hà Nội), Báo Đáp (Nam Định), Đông Hồ (Bắc Ninh)…
Nhiều mẫu đèn trung thu của thế kỷ XX đã thất truyền, được Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách cùng nghệ nhân các làng nghề chuyên làm đèn Trung thu xưa ở phố cổ (Hà Nội), Thanh Oai (Hà Nội), Báo Đáp (Nam Định), Đông Hồ (Bắc Ninh)…
Mẫu đèn Trung Thu cá chép trông trăng là một trong những mẫu đèn Trung Thu đầu tiên được nhà nghiên cứu văn hoá Trịnh Bách khôi phục lại dựa trên những ký ức xưa và từ hình ảnh tư liệu cũ.
Mẫu đèn Trung Thu cá chép trông trăng là một trong những mẫu đèn Trung Thu đầu tiên được nhà nghiên cứu văn hoá Trịnh Bách khôi phục lại dựa trên những ký ức xưa và từ hình ảnh tư liệu cũ.

Theo ông Trịnh Bách, lồng đèn hình con thú có nguồn gốc từ thời Đường, Trung Hoa. Khởi thủy chúng được làm với hình cá chép. Rồi sau đó còn có thỏ ngọc và cóc 3 chân, là những con vật sống với Hằng Nga trên cung Trăng… Nhưng phong tục này đã mất ở Trung Quốc từ lâu. Trong khi đó, người Việt về sau còn tiếp tục tạo thêm đèn hình các con vật khác như gà, bướm, chuồn chuồn, ông sao, củ ấu,... Và cũng như con giống bột, đèn lồng là đồ chơi dành cho trẻ em chỉ trong dịp Tết Trung thu.

Theo nhà nghiên cứu văn hoá Trịnh Bách, lồng đèn hình con thú có nguồn gốc từ thời Đường, Trung Hoa. Khởi thủy chúng được làm với hình cá chép. Rồi sau đó còn có thỏ ngọc và cóc 3 chân, là những con vật sống với Hằng Nga trên cung Trăng… Nhưng phong tục này đã mất ở Trung Quốc từ lâu. Trong khi đó, người Việt về sau còn tiếp tục tạo thêm đèn hình các con vật khác như gà, bướm, chuồn chuồn, ông sao, củ ấu,... 
Trong ảnh là chiếc đèn lồng hình con cua đã được nấu chín, có màu đỏ, làm từ nan tre và giấy phất dầu.
Trong ảnh là chiếc đèn lồng hình con cua đã được nấu chín, có màu đỏ, làm từ nan tre và giấy phất dầu.
Những chiếc đèn trung thu truyền thống này được truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán.
Những chiếc đèn trung thu truyền thống này được làm từ các nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán.
Những mẫu đèn hình con vật này từng rất phổ biến tại Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu văn hoá Trịnh Bách, những đèn đồ chơi Trung Thu của trẻ em cuối thế kỷ 20 thường được làm rất cầu kỳ và màu sắc và từng có một thời gian không được khuyến khích do bị coi là món đồ chơi tư sản do quá lộng lẫy.
Những mẫu đèn hình con vật này từng rất phổ biến tại Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu văn hoá Trịnh Bách, những đèn đồ chơi Trung Thu của trẻ em cuối thế kỷ 20 thường được làm rất cầu kỳ và màu sắc và từng có một thời gian không được khuyến khích do bị coi là món đồ chơi tư sản do quá lộng lẫy.
Tuy nhiên, những món đồ chơi ấy cũng giống như ngày nay, dành cho một bộ phận rất nhỏ là con nhà quyền quý. Còn lại, những mẫu đèn trung thu cổ truyền dành cho trẻ em bình dân rất mộc mạc, giản dị, chỉ làm từ nan tre, giấy và giấy bóng kính màu chủ đạo là màu đỏ.
Tuy nhiên, những món đồ chơi ấy cũng giống như ngày nay, dành cho một bộ phận rất nhỏ là con nhà quyền quý. Còn lại, những mẫu đèn trung thu cổ truyền dành cho trẻ em bình dân rất mộc mạc, giản dị, chỉ làm từ nan tre, giấy và giấy bóng kính màu chủ đạo là màu đỏ.
Theo nhà nghiên cứu văn hoá Trịnh Bách, để làm phục dựng được những mẫu đèn này không đơn giản. Khoảng những năm 2009-2010, ông Bách đến phố lồng đèn trong TP.HCM và ngỏ ý hướng dẫn một vài người cách làm đèn và cách dán lông cho lồng đèn nhưng không thành công. Bẵng đi một thời gian, khi ông quay trở lại thì những chiếc đèn trung thu được dán lông tứ tung đủ màu sắc và không theo quy luật nào cả.
Theo nhà nghiên cứu văn hoá Trịnh Bách, để làm phục dựng được những mẫu đèn này không đơn giản. Khoảng những năm 2009-2010, ông Bách đến phố lồng đèn tại TPHCM để ngỏ ý hướng dẫn một vài người cách làm đèn và cách dán lông cho lồng đèn nhưng không thành công. Bẵng đi một thời gian, khi ông quay trở lại thì những chiếc đèn trung thu được dán lông tứ tung đủ màu sắc và không theo quy luật nào cả.
Sau đó, ông Bách may mắn tìm được cụ bà Nguyễn Trọng Văn (khi ấy đang ngụ ở làng Phú Bình, Tân Sơn Nhất) vốn là người làng đèn Trung thu Báo Đáp (Nam Định). Ông Bách đã thuyết phục được cụ Văn cùng 2 người con đồng ý cùng phục dựng lại những mẫu đèn Trung thu vốn đã thất truyền từ cuối thế kỷ 20.
Sau đó, ông Bách may mắn tìm được cụ bà Nguyễn Trọng Văn (khi ấy đang ngụ ở làng Phú Bình, Tân Sơn Nhất) vốn là người làng đèn Trung thu Báo Đáp (Nam Định). Ông Bách đã thuyết phục được cụ Văn cùng 2 người con đồng ý cùng phục dựng lại những mẫu đèn Trung thu vốn đã thất truyền từ cuối thế kỷ 20.
Tại không gian trưng bày của Hoàng Thành Thăng Long, những mẫu đồ chơi Trung Thu cổ khác của trẻ em Hà Nội xưa cũng được giới thiệu, trong ảnh là bộ phỗng giấy.
Tại không gian trưng bày của Hoàng thành Thăng Long, những mẫu đồ chơi Trung Thu cổ khác của trẻ em Hà Nội xưa cũng được giới thiệu, trong ảnh là bộ phỗng giấy.
Bộ phỗng đất cùng với món đồ chơi từng là niềm mơ ước của trẻ em Hà Nội xưa - tàu thuỷ sắt tây.
Bộ phỗng đất cùng với món đồ chơi từng là niềm mơ ước của trẻ em Hà Nội xưa - tàu thuỷ sắt tây có thể chạy được dưới nước.
Ông Tiến Sỹ giấy từng là một món đồ chơi mang ý nghĩa giáo dục cao, nhằm mục đích dạy trẻ tinh thần hiếu học.
Ông Tiến Sỹ giấy từng là một món đồ chơi mang ý nghĩa giáo dục cao, nhằm mục đích dạy trẻ tinh thần hiếu học.

Bảo Khang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI