PNO - Những chiếc xe tự chế, không biển số, kéo theo rơ moóc “khủng”, chở hàng cồng kềnh, khiến người đi đường nhiều phen khiếp vía. Ai cho phép những chiếc xe thô sơ này vô tư chạy trên đường phố?
Các loại xe ba-bốn bánh thô sơ, tự chế đang tung hoành khắp nơi ở TP.HCM, nhất là vùng ven, gây bất an cho người đi đường, dù loại phương tiện này bị cấm lưu thông từ ngày 1/10/2010.
Tại Q.Bình Tân, H.Hóc Môn, H.Bình Chánh, hàng ngày vẫn thấy rất nhiều xe ba gác, xe lôi tự chế… vô tư chở hàng cồng kềnh trên đường mà không hề bị lực lượng chức năng “hỏi thăm”. Tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn, xe lôi tự chế đua nhau hoạt động. Để chở được nhiều hàng, thùng xe được nối dài thành 3m, chiều rộng 1,5m. Tại đường Nguyễn Thị Huê (xã Bà Điểm, H.Hóc Môn), PV chứng kiến nhiều xe ba gác chở đầy gạch đá, chạy bạt mạng. Khoảng nửa tháng trước trên đường này, một chiếc ba gác tự chế chạy ngược chiều, va quẹt xe gắn máy, khiến người đi xe máy ngã vào xe tải tử vong.
Anh Tâm, 28 tuổi, một tài xế chở hàng ở khu vực chợ đầu mối nông sản Hóc Môn (xã Tân Xuân, H.Hóc Môn) nói, dù có quy định cấm xe ba bánh tự chế nhưng vì mưu sinh và vì giá cước vận chuyển của các phương tiện này rẻ nên nó vẫn còn được sử dụng phổ biến. Hàng ngày, cứ tầm 20g đến 5g sáng hôm sau, thời điểm các loại rau củ quả từ khắp nơi đổ về chợ, cũng là lúc xe ba gác, xe lôi tự chế chạy hết công suất. Các xe này được chủ hàng thuê chở hàng bỏ mối đến các chợ vệ tinh như chợ Võ Thành Trang, chợ Phạm Văn Hai, chợ Bà Chiểu... với giá từ 150.000-300.000đ/ chuyến tùy số lượng hàng hóa hoặc số đầu mối.
Trên các con đường vù ng ven TP, các loại xe tự chế vẫn chạy rầm rầm gây bất an cho người đi đường (ảnh chụp trên đường Nguyễn Thị Tú, Q.Bình Tân ngày 17/6) - Ảnh: Hoài An
Ngoài xe ba gác, xe lôi tự chế hoạt động về đêm, ở chợ đầu mối Hóc Môn còn tồn tại đội quân chở hàng thuê bằng xe gắn máy khoảng trên dưới 30 tài để đáp ứng việc giao hàng nhanh vào ban ngày. Những chiếc xe này cũng được “độ” thêm khung bằng sắt tròn, dày, có khả năng gập mở ra hai bên hông và đuôi xe để nâng tải trọng lên gấp ba lần (khoảng 300kg thay vì 100kg).
Không chỉ ở các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 22 mà nhiều cung đường nội đô như Trường Chinh, Cách Mạng Thá ng Tám, Đinh Tiên Hoàng, Trường Sa, Hoàng Sa… cũng xuất hiện nhiều loại xe tự chế chở vật liệu xây dựng, trái cây, rau củ. Các phương tiện này bất chấp luật giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu, chạy ngược chiều, vượt đèn đỏ.
Khoảng 14g ngày 7/6, gần giao lộ Âu Cơ - Lạc Long Quân xảy ra vụ va quẹt giữa xe gắn máy và xe lôi tự chế chở hàng. Chiếc xe lôi chở dưa hấu cố vượt xe máy của hai cô gái, đã vướng vào kính chiếu hậu xe máy khiến xe loạng choạng, ngã xuống đường... Vì sao xe tự chế, chở hàng quá khổ vẫn ngang nhiên hoạt động? Anh Tuấn, chủ một xe lôi chở hàng “khủng” nói: “Cả trăm xe hoạt động ì xèo có sao đâu. Nhưng cũng phải canh khi nào không có CSGT mới chạy. Chiếc xe có vài ba triệu đồ ng, nếu bị CSGT bắt thì bỏ”.
Có xử lý nhưng chưa triệt để
TS Nguyễn Lê Ninh (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) chỉ ra nhiều yếu tố mất an toàn của các phương tiện thô sơ, tự chế: không có bảng thiết kế kỹ thuật, không đồng bộ về kỹ thuật, hàng hóa chất vô tư mà không tính toán trọng tâm xe, nên khi xảy ra sự cố xe dễ bị lật. Chưa kể, xe tự chế chỉ sử dụng phanh của xe gắn máy nhưng lại chở lượng hàng hóa gấp nhiều lần, khiến lực quán tính của thùng xe phía sau rất lớn, khi va chạm rất nguy hiểm. Ngoài ra, chiều dài thùng xe quá khổ, lái xe không quan sát được phía sau, dễ gây tai nạn cho người đi đường...
“Quy định cấm lưu thông đối với loại phương tiện này đã có từ lâu, chính sách hỗ trợ cho người sử dụng cũng có nhưng nhiều phương tiện vẫn hoạt động vô tư. Theo tôi, do CSGT xử lý chưa nghiêm, chưa rốt ráo nên nguy cơ mất an toàn giao thông do phương tiện này gây ra vẫn tiềm ẩn mỗi ngày”, TS Ninh nói.
Những thùng xe tự chế được ông C. đặt dọc lề Quốc lộ 22 - Ảnh: T. Hồng
Trung tá Hồ Văn Hồng - Đội trưởng Đội CSGT An Sương cho rằng, CSGT có chuyên đề xử lý và tịch thu nhiều phương tiện vi phạm, nhưng khi xử phạt một xe thì chủ xe thông báo cho nhau khiến công tác xử lý gặp nhiều khó khăn. “Xử phạt chỉ là phần ngọn, cái gốc là kiểm soát chặt các lò chế tạo xe, chúng tôi đã có buổi làm việc, kiến nghị H.Hóc Môn xử lý lò chế tạo xe trên địa bàn huyện”, ông Hồng cho hay.
Trả lời báo Phụ Nữ, trung tá Huỳnh Trung Phong - Phó trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM cho biết: “Tuy Phòng CSGT thường xuyên tổ chức các chuyên đề xử lý đối với xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ tự chế… nhưng xe ba gác, xe lôi tự chế cồng kềnh gây mất an toàn giao thông vẫn hoạt động trên nhiều tuyến đường. Nguyên nhân chủ yếu do người điều khiển không chấp hành quy định, chưa kể đa số là người lao động nghèo, thu nhập thấp và do nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như giá thành vận chuyển rẻ, dễ đi sâu vào các con hẻm…”.
Rõ ràng, xe tự chế tung hoành khắp nơi, đe dọa tính mạng người đi đường, nhưng việc xử lý của ngành chức năng vẫn chưa đủ mạnh.
Thùng xe tự chế: Cỡ nào cũng có
Theo chỉ dẫn, PV đến một “lò chế tạo” xe thô sơ trên Quốc lộ 22 thuộc địa bàn xã Trung Chánh, H.Hóc Môn. Không có bảng hiệu nhưng “lò ” đượ c nhậ n diệ n dễ dà ng khi bên ngoài có hàng chục thùng xe thô sơ đặt dọc lề đường. Phía trong nhà xưởng rộng hơn 200m2 , nhiều nhân công đang gia công, tiếng búa vọng nghe chát chúa.
Ông C., chủ “lò” khoe, mỗi ngày ông bán được năm - sá u thùng xe. Khách từ Q.7, Q.8 cũng đến đặt hàng. Nghe chúng tôi có nhu cầu đặt một thùng xe chở trái cây trọng tải 600-700kg, ông C. cho biết, có hai loại thùng, loại 2,8 triệu đồng sử dụng vỏ - ruột cũ, sắt không dày; còn loại 3,5 triệu đồng thì vỏ - ruột mới, sắt dày hơn, an toàn hơn. Chỉ vào thùng xe có chiều dài hơn 2,5m, bề ngang 1,5m, bánh xe to bằng bánh xe ba gác máy, chú ng tôi hỏi chở được bao nhiêu ký, ông C. trả lời: “Từ 1.000kg đến 1.500kg, nhưng độ an toàn không cao do xe quá dài và cồng kềnh”.
Chúng tôi giật mình khi thấy hàng trăm vỏ - ruột xe cũ chất thành đố ng bên trong xưởng đang chờ “lên đời” để gắn vào các thùng xe. Tương tự “lò” ông C., cơ sở chuyên chế tạo và gia công các loại xe ba gác, xe lôi tự chế T.A. trên đường Nguyễn Thị Tú (P.Bình Hưng Hòa - Q.Bình Tân) cho biết, chỉ cần vài triệu đồng là có ngay một “con” xe gắn máy có gắn thêm thùng xe chở hàng phía sau.
Theo thông tin từ Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2016, đơn vị này đã kiểm tra, xử lý 2.074 trường hợp xe ba bánh, xe thô sơ tự chế gây mất an toàn giao thông, trong đó 105 trường hợp không có giấy phép lái xe, 249 trường hợp chở quá khổ, 528 trường hợp lưu thông đường cấm - giờ cấm, 204 trường hợp lưu thông ngược chiều - vượt đèn đỏ, 988 lỗi vi phạm khác.
Về tình trạng các lò chế tạo xe ba gác, xe lôi tự chế, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt đã kiến nghị một số địa phương rà soát, thống kê các lò chế tạo xe ba bánh trái phép; tổ chức cho cam kết không vi phạm, hằng tháng lực lượng CSGT thông báo danh sách các đối tượng vi phạm Luật Giao thông đường bộ về địa phương để theo dõi, quản lý.
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo, tỉnh Cao Bằng.