Xe buýt ế vì quá nhiều bất tiện lẫn bất an

15/10/2014 - 18:48

PNO - PNO - Đó là khẳng định của nhiều đại biểu tham dự buổi tọa đàm “Làm gì để xe buýt (XB) tiếp tục phát triển?” do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM tổ chức vào ngày 15/10.

edf40wrjww2tblPage:Content

Theo Sở GTVT TP.HCM, hiện toàn TP có khoảng 3.000 XB phục vụ khoảng hơn 1 triệu lượt khách/năm. Bốn năm gần đây, biểu đồ phát triển XB chỉ đi ngang và gần đây có xu hướng đi xuống.

Xe buyt e vi qua nhieu bat tien lan bat an

Bao giờ XB tại TP.HCM hấp dẫn người dân? Nguồn: internet.

Ông Dương Hồng Thanh - Phó Giám đốc Sở GTVT cho rằng, có 3 nguyên nhân chính khiến XB không vươn lên được. Thứ nhất, xe máy tại TP.HCM quá nhiều (chiếm khoảng 90% loại phương tiện lưu thông); thứ hai, cấu trúc đô thị không phù hợp cho XB hoạt động; thứ ba, thói quen đi lại của người dân chỉ chuộng XB. Với thực trạng phát triển của XB hiện nay, ông Thanh thừa nhận, đến năm 2020, giỏi lắm XB chỉ đáp ứng được khoảng 16% lượng khách đi lại trên địa bàn TP.

Nhiều đại biểu nói, rất chia sẻ với những khó khăn khách quan đối với ngành vận tải. Tuy nhiên, theo các đại biểu, XB đang tồn tại rất nhiều vấn đề chủ quan khiến phương tiện này bị “ế” mà đáng lẽ ngành giao thông có thể khắc phục, nhưng chưa làm tốt.

Ông Phùng Đăng Hải - Tổng Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã XB TP.HCM bức xúc: “Vấn đề hiện nay là XB chạy rất chậm. Chẳng hạn, theo lộ trình từ trung tâm TP.HCM đến quận Thủ Đức chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ, nhưng nhiều lúc xe chạy hơn 1 tiếng rưỡi vẫn chưa tới nơi. Hành khách đi một lần là hết dám đi nữa. Nguyên nhân là do đường qua chật chội”.

Trong khi đó, theo ông Hải, trên XB, hiện nay tình trạng móc túi, cướp giật tràn lan. Dưới các trạm XB đầy rẫy hàng rong, xì ke, ma túy, trạm dừng mất vệ sinh… hỏi sao người ta không ngán ngại XB?

Ông Lê Trung Tính - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách và du lịch TP.HCM - đề nghị, bên cạnh việc chấn chỉnh các vấn đề trên cần phải mạnh tay cắt triệt để những tuyến hoạt động không hiệu quả. Những tuyến nào đường nhỏ thì nên cắt xe to luôn, đồng thời thay thế lại xe nhỏ cho phù hợp để XB dễ dàng lưu thông, đảm bảo giờ giấc đi lại trên tuyến.

Về các giải pháp lâu dài, nhiều đại biểu đề nghị ngành giao thông phải có giải pháp tăng thu, giảm chi bởi trợ giá cho XB trong 12 năm qua đã tăng từ 39 tỉ lên hơn 1.000 tỉ đồng. Ông Tính đề xuất 3 giải pháp mang lại nguồn thu cho vận tải XB gồm: tăng loại hình và địa điểm phát hành vé XB; tăng hiệu quả trong đấu thầu tuyến; nhanh chóng triển khai quảng cáo trên XB vì hiện nay phần lớn các tỉnh, thành đã làm hết chỉ còn TP.HCM chưa làm.

Tuy đồng tình với các giải pháp trên, nhưng ông Dương Hồng Thanh kiến nghị thêm, TP.HCM cần quan tâm đến quy hoạch phát triển XB. Bởi hiện nay TP rất thiếu đất dành cho XB. Theo quy hoạch của Chính phủ, TP.HCM có 1.141 hecta đất cho XB nhưng thực tế hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 80%. Theo quy hoạch các khu dân cư mới đều có bến bãi XB, nhưng khi xây dựng thì chẳng thấy đâu, khiến XB rất khó phát triển.

PHAN TRÍ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI