PNO - Ngày 5/4, Hội LHPN và Công an TPHCM phối hợp với trại tạm giam Chí Hòa (cơ sở T30) tổ chức hoạt động truyền thông với chủ đề “Sống đẹp” cho các phạm nhân đang thi hành án.
Với trò chơi đơn giản, tiến sĩ tâm lý học Tô Nhi A đã làm cho hội trường trại tạm giam Chí Hòa trở nên sôi động. “Khi tôi đếm số chẵn, các anh chị hãy vỗ tay thật to. Còn tôi hô số lẻ thì đừng vỗ tay nhé” - tiến sĩ Tô Nhi A nhắc lại quy ước nhiều lần. Thế nhưng, tiếng vỗ tay vẫn vang lên khi chị hô “mười chín”…
Với sự gần gũi, dí dỏm, tiến sĩ Tô Nhi A đã giúp các phạm nhân cởi mở và tự tin hơn khi nghĩ đến ngày trở về
Dừng cuộc chơi, tiến sĩ Tô Nhi A hỏi từng người: “Tại sao tôi hô số lẻ mà bạn lại vỗ tay?”. “Dạ, tại em… lỡ trớn” - 1 bạn trẻ trong số 80 phạm nhân trả lời. Câu trả lời cho thấy, chúng ta đã phụ thuộc vào thói quen lớn đến mức nào. Mấy chục năm sống trên đời, số chẵn, số lẻ đâu còn xa lạ. Chúng ta biết rõ nhưng lại không điều khiển được thói quen của mình. Những tiếng vỗ tay vang lên không phải vì không phân biệt được số chẵn - số lẻ, mà vì “cái trớn”, “vì lỡ” quen với hành động đã làm trước đó.
Khi đã cởi mở hơn, các phạm nhân chia sẻ rất nhiều “cái trớn” khiến họ có mặt trong trại giam. Chị T.T.T.N. (44 tuổi) cho biết hơn 1 năm trước, chị sống bằng nghề bán rau củ và chưa từng biết đánh bạc là gì. Một buổi trưa từ chợ về nhà, chị cảm thấy buồn vì phát hiện chồng ngoại tình với người đàn bà khác nên đã ghé lại chỗ người quen tâm sự. Đến đây, thấy người ta đang chơi bài, chị ngồi một lát rồi tham gia bằng cách bỏ tiền vào “ké”. Cuộc chơi vừa nóng lên thì công an ập vào. Chị N. bị kết án 3 năm tù giam, bỏ lại 4 đứa con ở nhà, đứa nhỏ nhất mới 8 tuổi trở nên ngơ ngác khi mẹ đột ngột biến mất. Chị nói: “Tôi chơi đúng 1 lần thì bị ở tù 3 năm. Ở nhà không ai dám nói tôi đi tù. Mấy đứa nhỏ chỉ biết mẹ đi làm xa. Con gái lớn của tôi đã có gia đình và tôi đã là bà ngoại. Tôi không biết mấy năm sau trở về, sẽ đối diện với dâu rể, con cháu của mình như thế nào”.
Cười buồn, chị T.T.B.T. (29 tuổi) kể: vì chạy theo anh trai mình trong một cuộc cãi vã với hàng xóm mà chị “lỡ trớn” gây thương tích cho người khác. Chị T. cho biết, 36 tháng tù với chị dài dằng dặc bởi nỗi nhớ con luôn thường trực.
Còn N.T.H.L. (31 tuổi) - một phụ nữ trẻ trung với đôi mắt sáng - thì cho biết, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, chị loanh quanh xin việc mãi không được nên đành phải vào làm ở một cơ sở kinh doanh cờ bạc. Làm hơn 1 năm thì cơ sở bị phát hiện, L. mắc tội liên can. “3 năm qua tôi rất hối hận khi biết ba mẹ đã khóc hết nước mắt. Mỗi tháng, đối diện với họ tại trại giam, tôi thấy lòng mình thắt lại. Cuối năm nay tôi sẽ được trở về. Mừng, nhưng tôi thực sự lo lắng, không biết sẽ đối diện với những ánh mắt dị nghị như thế nào” - L. trầm ngâm.
Nhiều người trong số họ, trong những tình huống không mong muốn đã chọn cách hành xử sai nên phải chấp nhận án phạt.
Thói quen tích cực giúp mình không rơi vào nguy hiểm
“Điều gì xảy ra nếu ta bỏ viên kẹo mentos vào chai nước lọc và chai pepsi?” - câu hỏi được đặt ra cho các phạm nhân. “Bỏ vào chai nước lọc thì bình thường, nhưng bỏ vào chai pepsi sẽ bị nổ” - một phạm nhân khẳng định. Và tiến sĩ Tô Nhi A đã thực hiện thí nghiệm ngay tại hội trường. Viên mentos từ từ tan ra trong nước lọc, nhưng nó đã khiến chai nước pepsi phun trào ra cái thau đang đựng cái chai.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Linh - Phó chủ tịch Hội LHPN TPHCM - trao quà cho các nữ phạm nhân
Từ thí nghiệm đó, tiến sĩ Tô Nhi A nhắn nhủ mọi người cách vượt qua cảm xúc của mình trước những tình huống xảy ra
Mong các phạm nhân sớm tìm lại con đường hoàn lương
“Xuất phát điểm, những gì trải qua trong quá khứ không phải là thước đo giá trị của chúng ta trong hiện tại. Nghị lực, cách chúng ta vượt qua khó khăn sẽ được thừa nhận ngay lúc này. Quan trọng là chúng ta hiểu được những gì quan trọng nhất với mình để từ đó nỗ lực từng ngày. Tôi mong các anh chị đừng bao giờ bỏ cuộc” - Hoa hậu Liên lục địa năm 2022 (Miss Intercontinental 2022), Á hậu 1 Hoa hậu Thế giới Việt Nam Lê Nguyễn Bảo Ngọc chia sẻ với các phạm nhân.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Linh - Phó chủ tịch Hội LHPN TPHCM - cho biết, buổi giao lưu nhằm giúp các phạm nhân đang thụ án có thêm niềm tin, động lực cải tạo tốt để sớm trở về với gia đình và xã hội. “Vì những sai phạm, lầm lỡ trước đây mà các anh chị em đang phải chấp hành án phạt. Nhưng chúng tôi vẫn thấy ở các anh chị em cái tình cảm yêu thương và khát vọng được sớm trở về, do đó chúng tôi mong muốn buổi truyền thông hôm nay sẽ phần nào giúp các anh chị xóa bỏ mặc cảm, có thêm niềm tin để tích cực học tập, cải tạo tốt” - bà Ngọc Linh nói.
Đồng hành cùng chương trình, Công ty cổ phần Thương mại và Quảng cáo Sen Vàng và các mạnh thường quân cũng đã tặng 165 phần quà đến các phạm nhân đang thi hành án.
trong gia đình, cộng đồng. Chị khẳng định, làm sao để thực sự bỏ lại quá khứ phía sau, làm sao để đi qua bao lời dị nghị, bỏ qua những ánh mắt hoài nghi của hàng xóm là điều mà các phạm nhân sẽ đối mặt ngày trở về. “Các anh chị hãy cố gắng trở thành nước lọc để không bị tác động. Nhưng nếu chọn làm một loại nước có gas thì chính anh chị là người thiệt thòi, trong khi thiên hạ vẫn sống như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Trong trường hợp không thể trở thành nước lọc, các anh chị cần phải có một cái thau để khống chế hậu quả khi pepsi tràn ra bên ngoài. Cái thau đó như một khoảng cách đủ để anh chị chậm lại khi đứng trước giới hạn an toàn. Khi giận thì đi tập thể dục, đi nấu cơm, hoặc tìm việc gì đó để tập trung tư duy, giúp bản thân không bị kích động. Bình tĩnh, tự tin và tích cực là những bài tập mà các anh chị cần phải tập nhiều khi trở lại trường đời ngoài kia” - tiến sĩ Tô Nhi A nói.
Xây dựng cho mình những thói quen tích cực, làm chủ được bản thân để không bị đẩy vào tình huống nguy hiểm, đó cũng chính là lối “sống đẹp” mà buổi gặp gỡ muốn hướng đến. “Sống đẹp” có được từ trải nghiệm cá nhân, nhưng dù được cảm nhận theo cách nào, thì sống đẹp bao giờ cũng phải vì mình, vì người, phải được người khác thừa nhận về hành vi và phải tôn trọng, thừa nhận giá trị của người khác. Không ai sống đẹp khi chỉ nghĩ đến mình; cũng không ai sống đẹp khi chỉ biết nghĩ đến người mà bất chấp bản thân.
“Chắc chắn luôn có những người, những việc bên ngoài trại giam cần sự có mặt của các anh chị. Không ai cho phép cái sai diễn ra, nhưng bước qua cái sai là điều mà mọi người làm được. Việc quay đầu không chỉ vì chúng ta tốt hơn mà còn vì người thân của mình mà tốt hơn. Vì thế, các anh chị không thể buông trôi cuộc đời. Có những thứ, đôi khi chúng ta chỉ cần nỗ lực đều đặn thì thành quả sẽ rất khác” - tiến sĩ Tô Nhi A nói.
Để chứng minh nhận định đó, chị cho thấy, một cái ly thủy tinh vỡ vẫn còn tác dụng khi người ta có thể cắm những mảnh vỡ của nó lên hàng rào. Thậm chí cái ly vẫn đựng được nước nếu ta bỏ công dán lại những mảnh vỡ. Và nếu ta nương theo những vết dán mà vẽ chồng lên những hoa văn, thì ta sẽ có cái ly độc đáo mà trên đời không có cái thứ hai.
Nhưng muốn còn giá trị, trước hết, mỗi phạm nhân phải thừa nhận chính mình, không để mặc cảm tự ti lấn át. Việc đang được tiếp cận với thói quen tích cực bởi sinh hoạt hằng ngày đã hình thành nền nếp, lề lối và có sự tuân thủ pháp luật sẽ là bước đệm để khi quay trở về với gia đình, xã hội, mỗi người sẽ có cảm giác nhất định để không bị “lỡ trớn”.
Ngày 10/12, quận Tân Bình phối hợp với Ban quản trị chung cư K300, Phòng VH-TT Tân Bình khánh thành khuôn viên hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời.