Xây dựng, chỉnh đốn Đảng có ý nghĩa sống còn

10/10/2016 - 14:26

PNO - Ngày 9/10, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.

Tại hội nghị này, Trung ương sẽ thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và một số vấn đề quan trọng khác.

Xay dung, chinh don Dang co y nghia song con

Đề cập đến nội dung về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta”.

Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định, Hội nghị lần này cần thảo luận, ra Nghị quyết về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ". Đây là vấn đề hệ trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách.

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí tham dự hội nghị đi sâu phân tích làm rõ, mổ xẻ, chỉ ra đúng căn nguyên, đề ra các biện pháp hữu hiệu.

Được biết, tờ trình của Bộ Chính trị và các tài liệu liên quan gửi Trung ương đã nêu khá đầy đủ các nội dung của đề án. “Đề án nêu ra bốn nhóm nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội.

Những nhóm giải pháp nêu trên đã chính xác, đủ mạnh và khả thi để làm chuyển biến tình hình chưa? Cần bổ sung thêm giải pháp nào, nội dung từng nhóm giải pháp cần lưu ý thêm vấn đề gì? Những giải pháp nào chúng ta có thể tổ chức thực hiện ngay; những giải pháp cần có thêm quy định, hướng dẫn thì cách thức tổ chức thực hiện thế nào?...”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu vấn đề.

Minh Tuấn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI