Ngày 2/5/2018, Bộ Công Thương đưa lên Cổng thông tin điện tử của mình việc Thứ trưởng Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chỉ đạo doanh nghiệp cần quyết tâm trong việc gia tăng thị phần xăng sinh học E5.
Theo đó, ngày 24/4/2018, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải và một số đơn vị liên quan của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với các đầu mối kinh doanh xăng dầu về tình hình triển khai xăng sinh học E5 RON 92 nhằm bảo đảm đúng lộ trình, đúng mục tiêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tại buổi làm việc này, ông Trần Minh Hà, Phó Tổng giám đốc Công ty Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro), bác bỏ thông tin trong nhiều bài báo gần đây là công ty này "xin bán lại xăng A92 và muốn bỏ xăng E5". Ông nói đây không phải ý kiến chính thống từ Saigon Petro, cho dù hiện nay xăng E5 vẫn chiếm tỷ lệ thấp hơn xăng RON 95 trong sản lượng xăng mà công ty bán ra.
|
Doanh nghiệp đầu mối xăng dầu vừa kiến nghị bỏ luôn xăng RON 95 để chuyển hẳn sang chỉ kinh doanh xăng sinh học gây nhiều quan tâm nơi người dùng. |
Và thật bất ngờ, bên cạnh đề xuất tăng chênh lệch giá giữa E5 và RON 95 từ 1.800 đồng trở lên, để tăng sự hấp dẫn, đặc biệt là với người lái xe taxi, ông Hà đã đặt ra vấn đề nên sớm triển khai bán xăng sinh học E5 RON 95 và chỉ kinh doanh trên toàn quốc 2 loại xăng sinh học là E5 RON 92 và E5 RON 95.
Bộ Công Thương cho biết ý kiến "khai tử" xăng RON 95 này nhận được sự đồng tình của nhiều đại diện doanh nghiệp đầu mối xăng dầu. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng đánh giá cao và khẳng định sẽ tổng hợp để báo cáo lãnh đạo Chính phủ sau đó.
Thật ra, ý kiến "khai tử" xăng thường của Saigon Petro rất hợp ý muốn của cả thế giới trong nỗ lực phát triển xăng sinh học, vừa giảm phụ thuộc vào nhiên liệu có nguồn gốc khoáng, vừa làm sạch môi trường. Nhưng vấn đề là nó khả thi tới mức nào?
Theo báo Pháp Luật TP.HCM (13/3/2018), ông Trần Thế Truyền, Tổng giám đốc Saigon Petro, vừa ký công văn kiến nghị Bộ Công Thương và Bộ Tài chính một số chính sách có liên quan đến xăng sinh học E5.
Trong đó đáng chú ý nhất là kiến nghị “nếu trong thời gian tới, sản lượng xăng E5 vẫn thấp dù đã áp dụng các biện pháp thì nên cho sử dụng lại xăng A92”. Dù sao, Saigon Petro chỉ là một doanh nghiệp đầu mối chiếm thị phần rất nhỏ (6%) trên thị trường xăng dầu toàn quốc hiện nay nên khó thể phản ánh được thị trường.
Như chúng tôi từng viết, mặc dù theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, xăng RON 92 tới ngày 1/1/2018 mới hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó, nhưng từ ngày 15/12/2017, nhiều cửa hàng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) đã bắt đầu ngưng bán xăng RON 92 để thay thế bằng xăng E5. Và hiện nay, trên thị trường chỉ còn 2 loại xăng là xăng thường RON 95 và xăng sinh học E5 RON 92.
Theo Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu năm 2018, tổng lượng xăng tiêu thụ nội địa đạt khoảng 1.429.905 mét khối, trong đó xăng E5 RON 92 đạt khoảng 593.609 mét khối (chiếm tỷ trọng khoảng 42%), và xăng RON 95 đạt khoảng 836.296 mét khối (chiếm khoảng 58%).
Nếu nhìn nhận thực tế, việc tỷ trọng xăng E5 RON 92 tăng trong vòng 2 tháng lên đạt mức 42% đó chủ yếu do quyết định mang tính mệnh lệnh hành chính của nhà nước bỏ hoàn toàn xăng RON 92 khiến người dùng không còn có sự lựa chọn nào khác.
Tình hình này không hề phản ánh sự chuyển biến về nhận thức của người dùng. Chính Saigon Petro cũng báo động rằng trong 2 tháng đầu năm 2018, người dùng lãng phí khoảng 400 tỷ đồng/tháng do sử dụng xăng RON 95 không cần thiết.
Ngoại trừ trường hợp nhà nước muốn dùng mệnh lệnh hành chính để "khai tử" hoàn toàn xăng thường trên thị trường, như đã làm với xăng RON 92, còn thì theo chúng tôi, tốt nhất vẫn cùng tồn tại hai loại xăng cho người dùng lựa chọn.
Một là Việt Nam không phải là một nước phát triển với các điều kiện thích hợp, cũng như có rất nhiều loại động cơ khác nhau đang hoạt động, đặc biệt là nhiều đời cách nhau rất xa.
Hai là không phải chỉ có phương tiện giao thông mới sử dụng xăng. Chúng ta vẫn cần một lộ trình thích hợp để tăng dần tỷ trọng xăng sinh học lên.
|
Nghĩa là do không muốn dùng xăng sinh học, những người trước nay quen dùng xăng RON 92 phải chọn xăng RON 95 có giá đắt hơn. Tất nhiên ở đây cũng không loại trừ khả năng có những doanh nghiệp thích bán xăng RON 95 hơn nên không mặn mà gì với việc triển khai xăng E5 RON 92.
Thực tế hiện nay trên thế giới hầu như có rất ít nước có tỷ lệ bán xăng sinh học chiếm ưu thế hay chỉ có xăng sinh học. Theo Wikipedia, năm 2010, xăng sinh học (đại đa số là xăng pha cồn ethanol) trên thế giới mới chiếm 2,7% tổng dung lượng xăng dùng cho giao thông vận tải đường bộ.
Vào năm 2011, xăng sinh học được dùng ở 31 nước (trong tổng số 195 nước của thế giới) ở quy mô toàn quốc và ở 29 bang hay tỉnh thành. Mục tiêu mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra là xăng sinh học có thể chiếm tỷ lệ hơn 25% trong sản lượng tiêu thụ xăng dầu thế giới vào năm 2050.
Xăng sinh học chuẩn E5 mà Việt Nam đang sử dụng là xăng thường được trộn thêm 5% chất cồn. Ở một số nước tỷ lệ này còn cao hơn. Chẳng hạn như Mỹ từ năm 2005 đã dùng xăng E10 (10% ethanol), hay Thái Lan từ năm 2008 sử dụng xăng E10 và E20 (20% ethanol). Thậm chí có những nước đã sử dụng xăng sinh học với hàm lượng ethanol cực cao, như Thụy Điển dùng xăng E85 có tới 85% là chất ethanol.
Về mặt kỹ thuật, xăng sinh học với tỷ lệ cồn thấp có thể sử dụng cho hầu hết loại động cơ hiện có. Chỉ có những loại xăng có tỷ lệ cồn rất cao mới cần có loại động cơ được thiết kế phù hợp. Vào năm 2010, có tới 79% số xe ôtô sản xuất ở Brazil được lắp hệ thống nhiên liệu lai (hybrid fuel) gồm xăng sinh học và xăng thường.
|
Liệu đã tới lúc bỏ xăng RON 95 chưa khi xăng RON 95 hiện chiếm 58% thị trường? |
Các công trình nghiên cứu cho thấy xăng sinh học khi đốt cháy có mức khí thải độc hại thấp hơn hẳn so với các loại nhiên liệu hóa thạch. Nhờ có hàm lượng oxy cao hơn xăng khoáng, quá trình đốt cháy bên trong động cơ dùng xăng sinh học diễn ra hiệu quả hơn, giúp tăng công suất động cơ và giảm tiêu hao nhiên liệu.
Nói như vậy không có nghĩa là không cần những lưu ý cho người dùng khi sử dụng xăng sinh học vốn có những đặc tính khác xăng thường.
Ngoại trừ trường hợp nhà nước muốn dùng mệnh lệnh hành chính để "khai tử" hoàn toàn xăng thường trên thị trường, như đã làm với xăng RON 92, còn thì theo chúng tôi, tốt nhất vẫn cùng tồn tại hai loại xăng cho người dùng lựa chọn.
Một là Việt Nam không phải là một nước phát triển với các điều kiện thích hợp, cũng như có rất nhiều loại động cơ khác nhau đang hoạt động, đặc biệt là nhiều đời cách nhau rất xa. Hai là không phải chỉ có phương tiện giao thông mới sử dụng xăng. Chúng ta vẫn cần một lộ trình thích hợp để tăng dần tỷ trọng xăng sinh học lên.
Thiết nghĩ vẫn cần lặp lại những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất: Chất lượng xăng E5 ở Việt Nam ra sao? Nguồn cung cấp xăng E5 có được bảo đảm và ổn định không? Liệu xăng E5 có làm hư động cơ không? Xăng E5 có dễ mua và giá có hợp lý không?
Với xăng sinh học, người ta quan tâm tới chất lượng của cả xăng thường và chất cồn. Và thực tế là nếu xăng thường chỉ bị lệ thuộc vào nguồn dầu thô thì xăng sinh học còn phải chịu phụ thuộc thêm nguồn cồn.
Việc đưa xăng sinh học vào cuộc sống của người dân hoàn toàn chẳng phải đơn giản. Nó đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ trước mắt và lâu dài.
Người tiêu dùng không thể trở thành những người tiêu dùng thông minh khi bị loại bỏ quyền được lựa chọn hàng hóa của họ.
|
Hiện nay, nguồn trong nước chỉ có một nhà cung cấp cồn E100 là Công ty Tùng Lâm. Liệu có nguy cơ độc quyền cả về giá lẫn những bất trắc do phải chịu phụ thuộc vào một nguồn duy nhất?
Cồn ethanol của Việt Nam chủ yếu được điều chế từ khoai mì (sắn). Vì thế nó phụ thuộc vào việc sản xuất loại nông sản này cả về sản lượng lẫn giá cả. Theo Công ty Tùng Lâm, trong vòng 10 tháng qua (từ tháng 6/2017 tới giữa tháng 4/2018), giá khoai mì đã tăng thêm 2.000 đồng/kg (từ 3.600 đồng lên 5.600 đồng). Vì thế, nhà cung cấp cồn duy nhất này buộc lòng phải tăng giá cồn E100 lên dẫn tới giá thành xăng sinh học tăng lên.
Nói chung, việc đưa xăng sinh học vào cuộc sống của người dân hoàn toàn chẳng phải đơn giản. Nó đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ trước mắt và lâu dài. Người tiêu dùng không thể trở thành những người tiêu dùng thông minh khi bị loại bỏ quyền được lựa chọn hàng hóa của họ.
Phạm Hồng Phước