WHO thúc đẩy công bằng, tránh lặp lại "thất bại" COVID-19

02/02/2023 - 06:34

PNO - Các chính phủ phải dự trữ thuốc và vắc xin cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để phân phối ở các nước nghèo hơn nhằm tránh lặp lại “thất bại thảm khốc” trong đại dịch COVID-19, theo dự thảo ban đầu của thỏa thuận đại dịch toàn cầu.

 

Các cuộc thảo luận về dự thảo hiệp ước đại dịch sẽ bắt đầu vào ngày 27/2 và dự kiến ​​sẽ tiếp tục đến năm 2024.
Các cuộc thảo luận về dự thảo hiệp ước đại dịch sẽ bắt đầu vào ngày 27/2 và dự kiến ​​sẽ tiếp tục đến năm 2024

Một trong những đề xuất cụ thể nhất trong dự thảo hiệp định được đưa ra, bao gồm biện pháp dành 20% cho bất kỳ xét nghiệm, vắc xin hoặc phương pháp điều trị nào được phát triển, để sử dụng ở các nước nghèo hơn.

Dự thảo cũng tiếp tục cuộc tranh luận kéo dài bằng việc kêu gọi từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian xảy ra đại dịch, điều mà những người ủng hộ cho rằng sẽ cho phép mọi người tiếp cận rộng rãi hơn với các loại thuốc và vắc xin cứu sinh nhanh hơn. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dược phẩm đang chống lại động thái này.

Thỏa thuận, thường được gọi là hiệp ước đại dịch, đã được soạn thảo bởi các quốc gia thành viên của WHO và sẽ trải qua một quá trình đàm phán lâu dài, trước khi được hoàn thiện.

Các cuộc thảo luận về dự thảo hiệp ước sẽ bắt đầu vào ngày 27/2  với mục tiêu là đến tháng 5/2024, thỏa thuận mang tính pháp lý này sẽ được 194 nước thành viên WHO thông qua. Các quốc gia thành viên đã đồng ý rằng, hiệp ước sẽ ràng buộc về mặt pháp lý nhưng vẫn chưa rõ điều đó sẽ được thi hành như thế nào.

Dự thảo bao gồm một số biện pháp nhằm đảm bảo phản ứng của thế giới đối với đại dịch tiếp theo, không chỉ mạnh mẽ hơn mà còn công bằng hơn.

Người phát ngôn của WHO - Fadela cho biết: “Đây là cơ hội ngàn năm có một để tạo ra sự thay đổi mô hình trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe của người dân thế giới”.

Dự thảo cũng kêu gọi thành lập mạng lưới hậu cần và chuỗi cung ứng đại dịch toàn cầu mới của WHO, để đảm bảo phân phối các biện pháp đối phó tốt hơn và công bằng hơn. Nó cũng đề xuất hệ thống chia sẻ lợi ích và tiếp cận mầm bệnh của WHO, thúc giục các quốc gia chia sẻ mầm bệnh và trình tự bộ gen “trong vòng vài giờ”.

Thu Hương (theo Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI