WHO nói những người không được tiêm ngừa đang “chết một cách không cần thiết” vì COVID-19

06/10/2021 - 11:50

PNO - Ở châu Phi, chỉ 15 trong số 54 quốc gia đã tiêm phòng cho 10% dân số trở lên; 2 quốc gia vẫn chưa nhận được bất kỳ loại vắc xin nào.

Ngày 5/10 (giờ địa phương), một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng những người không được tiêm chủng đang “chết một cách không cần thiết” vì COVID-19.

Lý do được vị này đưa ra là do sự bất bình đẳng về vắc xin trên toàn cầu và đó là nguyên nhân lớn nhất trong những trở ngại chính đối với việc chủng ngừa cho nhiều người hơn để chống lại virus SARS-CoV-2.

hơn 20 quốc gia trên lục địa này đã tiêm chủng đầy đủ cho 2% dân số hoặc ít hơn, trong khi hai quốc gia châu Phi vẫn chưa nhận được bất kỳ loại vắc xin nào.
Hơn 20 quốc gia trên lục địa đen mới tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 2% dân số 

Khoảng 56 quốc gia đã không đạt được mục tiêu của WHO là đưa 10% dân số của họ được miễn dịch chống lại virus vào cuối tháng 9. Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, cho biết tăng cường tiếp cận với vắc xin sẽ giúp giảm số ca tử vong và nhập viện khi thế giới tiếp cận 5 triệu ca tử vong do SARS-CoV-2.

"Không đạt được mục tiêu đó thật là đau lòng. Chúng tôi đau lòng hơn là thất vọng vì không đạt được mục tiêu", bà nói. "Nếu chúng ta đã sử dụng hơn 6 tỷ liều vắc xin theo một cách khác, chúng ta sẽ ở trong một tình huống rất khác so với bây giờ".

Theo bà Maria Van Kerkhove, dữ liệu về vắc xin COVID-19 cho thấy tất cả vắc xin được WHO duyệt đều an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong. 

Bà Van Kerkhove có cùng nhận xét với các quan chức y tế Mỹ, cũng như nhiều nước khác khi cho rằng hầu hết trường hợp tử vong do COVID-19 ghi nhận trên toàn cầu rơi vào bệnh nhân không được tiêm chủng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng từng cảnh báo những người không được tiêm chủng có nguy cơ tử vong vì COVID-19 gấp 11 lần, khả năng nhập viện vì các triệu chứng cao hơn khoảng 4,5 lần.

Trong khi việc tiêm chủng bị đình trệ ở các quốc gia nghèo và các bệnh viện vẫn đang vật lộn để ứng phó với biến thể Delta; bà Van Kerkhove cho rằng vắc xin nên được ưu tiên cho những người dễ bị tổn thương nhất và bà kêu gọi tiếp tục sử dụng khẩu trang, giãn cách xã hội dù đã tiêm ngừa COVID-19 hay chưa. 

Trước đó, WHO đã phản đối các nước sử dụng vắc xin và liều tăng cường, kêu gọi các quốc gia giàu có phân phối nguồn cung cấp của họ cho các quốc gia đang phát triển với hy vọng có thể tiêm chủng cho ít nhất 40% trên toàn cầu vào cuối năm nay. Sự chênh lệch về phân bổ đặc biệt rõ ràng ở châu Phi, nơi tổ chức này báo cáo vào ngày 30/9 mới chỉ có 15/54 quốc gia của lục địa này đã tiêm phòng cho 10% dân số.

WHO cũng cho biết hơn 20 quốc gia trên lục địa đen đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 2% dân số, trong khi hai quốc gia châu Phi - Burundi và Eritrea - vẫn chưa nhận được bất kỳ loại vắc xin nào.

Thảo Nguyễn (theo ABC News)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI