WHO: Một số nước châu Âu đã dỡ bỏ các biện pháp COVID-19 một cách quá "tàn bạo"

24/03/2022 - 10:23

PNO - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số quốc gia châu Âu, bao gồm Đức, Pháp, Ý và Anh, đã dỡ bỏ các quy định COVID-19 của họ một cách quá "tàn bạo" và hiện đang chứng kiến ​​sự gia tăng các trường hợp có thể do biến thể BA2 dễ lây truyền hơn.

Giám đốc WHO khu vực châu Âu ông Hans Kluge nói trong một cuộc họp báo ở Moldova rằng ông "lạc quan nhưng vô cùng cảnh giác" về sự phát triển đại dịch ở châu Âu". Ông cho biết rằng theo thống kê của WHO thì 18 trong số 53 quốc gia trong khu vực châu Âu đang tăng các ca nhiễm mới.

"Các quốc gia mà chúng tôi thấy sự gia tăng cụ thể là Vương quốc Anh, Ireland, Hy Lạp, Síp, Pháp, Ý và Đức", ông nói.

Ông  Hans Kluge cho biết lý do chính đằng sau sự gia tăng này có khả năng là do biến thể BA2, mà các chuyên gia cho rằng khả năng lây lan cao hơn khoảng 30%, nhưng không nguy hiểm hơn so với phiên bản tiền nhiệm BA1.

Nhưng ngoài ra, "các quốc gia đó đang dỡ bỏ các hạn chế một cách nhanh chóng cũng khiến cho sự lây nhiễm tăng nhanh" ông nói thêm.

Trong bảy ngày qua, hơn 5,1 triệu trường hợp mắc mới đã được báo cáo tại khu vực Châu Âu của WHO. ẢNH: REUTERS
Trong bảy ngày qua, hơn 5,1 triệu trường hợp mắc mới đã được báo cáo tại khu vực châu Âu của WHO. Ảnh: Reuters 

Theo cơ sở dữ liệu của WHO, số ca nhiễm COVID-1-19 mới ở châu Âu đã giảm mạnh sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng Giêng, nhưng đã tăng trở lại kể từ đầu tháng Ba.

Trong bảy ngày qua, hơn 5,1 triệu trường hợp mắc mới và gần 13.000 trường hợp tử vong đã được báo cáo tại khu vực châu Âu.

Điều đó đưa số trường hợp mắc kể từ khi bắt đầu đại dịch lên gần 195 triệu người và số người chết lên đến hơn 1,92 triệu người.

Tiến sĩ Kluge cho biết hiện tại châu Âu đã tương đối tốt để đối phó với vi rút.

"Khả năng miễn dịch vốn rất lớn... có thể là nhờ tiêm chủng hoặc do nhiễm trùng. Chúng ta biết rằng Omicron nhẹ hơn ở những người được tiêm chủng đầy đủ bao gồm cả tiêm nhắc lại", ông nói.

Tuy nhiên, ông vẫn không quên nhắc nhớ lại rằng "ở những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nó vẫn là một căn bệnh gây chết người".

Tiến sĩ Kluge cho biết thế giới "sẽ phải sống chung với" COVID-19 "trong một thời gian khá dài, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể thoát khỏi đại dịch". Để làm được như vậy, ông cho biết các quốc gia cần bảo vệ những người dễ bị tổn thương, tăng cường giám sát và xác định trình tự gen của họ, cũng như tiếp cận với các loại thuốc kháng vi-rút mới.

Cuối cùng, ông nói rằng các quốc gia cần phải chăm sóc những người bị "hậu COVID-19" và tình trạng tồn đọng của việc chăm sóc y tế đã phát sinh trong đại dịch.

Thảo Nguyễn (theo AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI