WHO: Giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19 có thể kết thúc vào năm 2022

31/12/2021 - 11:47

PNO - Giai đoạn nguy cấp nhất của đại dịch COVID-19 có thể kết thúc vào năm 2022, tức sau 2 năm kể từ khi đại dịch này bùng phát trên toàn cầu, theo nhận định người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 29/12.

“Nhưng việc thoát khỏi cuộc khủng hoảng sẽ phụ thuộc một phần vào việc liệu thế giới có thể thưc hiện một “nghị quyết của mới” trên phạm vi toàn cầu hay không. Đó là tiêm chủng cho 70% dân số của mọi quốc gia tính đến đầu tháng 7 năm sau.

Theo WHO, cần đạy tỷ lệ 70% dân số Chấm dứt tình trạng mất cân đối trong chăm sóc sức khỏe giữa các nước vẫn là chìa khóa để chấm dứt đại dịch
Theo WHO, cần đạt tỷ lệ 70% dân số của mọi quốc gia được tiêm chủng ngừa COVID-19 là chìa khóa để chấm dứt đại dịch

Chấm dứt tình trạng mất cân đối trong chăm sóc sức khỏe giữa các nước vẫn là chìa khóa để chấm dứt đại dịch. Đây là thời điểm để vượt lên trên chủ nghĩa dân tộc ngắn hạn, và bảo vệ người dân và các nền kinh tế trên thế giới trước sự tấn công của các biến thể COVID-19 có thể tiếp tục xuất hiện trong tương lai, bằng cách chấm dứt tình trạng bất bình đẳng về vắc xin toàn cầu”, Tổng giám đốc WHO - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - chia sẻ với các phóng viên.

Người đứng đầu WHO đưa ra những lời kêu gọi hành động trên sau 2 năm kể từ khi thế giới lần đầu tiên biết đến COVID-19 vào cuối năm 2019, như một căn bệnh bí ẩn lưu hành tại Vũ Hán - một thành phố cảng nội địa thuộc miền Trung Trung Quốc.

Đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 284 triệu ca nhiễm loại virus này, với hơn 5 triệu trường hợp tử vong, theo dữ liệu của trường Đại học Johns Hopkins. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, con số thực tế có thể cao hơn nhiều.

Hiện, nhiều nước trên thế giới lại đang đối mặt với những đợt bùng phát dịch COVID-19 mới, với số ca nhiễm mỗi ngày tăng cao kỷ lục, do biến thể Omicron gây ra.

Không giống như diễn biến trong năm đầu tiên của đại dịch, trong những đợt bùng phát gần đây, số người đã được miễn dịch tự nhiên do đã nhiễm bệnh trước đó, và tỷ lệ người tiêm chủng ở nhiều nước đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, WHO cảnh báo, số ca bệnh nặng phải nhập viện hiện vẫn đang tăng đột biến.

“Việc phát triển nhanh các loại vắc xin an toàn và hiệu quả kể từ khi bắt đầu đại dịch đã là một bước tiến của khoa học, nhưng việc khắc phục những bất cập trong phân phối vắc xin toàn cầu sẽ là một nhiệm vụ quan trọng hơn trong năm tới.

Việc tích trữ các trang thiết bị y tế, các loại thuốc điều trị, các dụng cụ chẩn đoán và xét nghiệm, cũng như nguồn cung vắc xin, của một số ít quốc gia đã góp phần dẫn đến tình trạng mất cân đối trong công tác phòng chống dịch toàn cầu, và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các biến thể mới. Bên cạnh đó, thông tin sai lệch đã dẫn đến sự do dự về tiêm vắc xin, khiến cho những chưa được tiêm chủng đang phải thiệt mạng vì COVID-19”, người đứng đầu WHO lên tiếng.

Dự kiến, có hơn 90 quốc gia trên thế giới vẫn chưa đạt tỷ lệ tiêm ngừa 40% đết hết năm 2021.

“Trong năm tới, một trong những chương trình nghị sự quan trọng trên thế giới phải là chia sẻ vắc xin nhanh hơn và công bằng hơn, đồng thời hỗ trợ các quốc gia sản xuất vắc xin và triển khai tiêm ngừa cho người dân, trong đó có các chương trình tiêm chủng lưu động. Chúng ta còn 185 ngày nữa để thực hiện mục tiêu 70% dân số thế giới được tiêm ngừa COVID-19 tính đến đầu tháng 7/2022. Và chúng ta cần hành động ngay bây giờ”, ông Tedros nói.

Nhất Nguyên (theo SCMP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI