WHO công bố dịch Marburg bùng phát ở châu Phi

18/07/2022 - 09:28

PNO - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố lần đầu tiên ở Ghana bùng phát dịch bệnh do virus Marburg sau khi các phòng thí nghiệm xác nhận 2 trường hợp được công bố đã tử vong hồi đầu tháng.

 

Theo WHO, dịch Marburg - căn bệnh sốt xuất huyết rất truyền nhiễm cùng họ với Ebola được cho là bắt nguồn từ một con vật nhiễm virus, như khỉ hoặc dơi, truyền sang cho người. Sau đó, virus lây nhiễm từ người sang người qua đường tiếp xúc với dịch hoặc mô cơ thể của một người bị bệnh hoặc tử vong.
Theo WHO, Marburg - căn bệnh sốt xuất huyết rất dễ lây nhiễm cùng họ với Ebola - được cho là truyền sang cho người từ khỉ hoặc dơi nhiễm bệnh. Sau đó, virus lây nhiễm từ người sang người qua đường tiếp xúc với dịch hoặc mô cơ thể của một người bị bệnh hoặc tử vong.

Hôm 17/7, WHO cho biết phòng thí nghiệm của cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đã chứng thực kết quả từ Viện Nghiên cứu Y khoa Noguchi Memorial ở Ghana là chính xác, khi viện này phân tích sơ bộ các mẫu xét nghiệm từ 2 bệnh nhân đã tử vong ở vùng Ashanti (phía nam của Ghana) và cho kết quả dương tính với virus Marburg. 

Trường hợp đầu tiên là 1 nam thanh niên 26 tuổi nhập viện vào ngày 26/6 và tử vong vào ngày 27/6. Trường hợp thứ 2 là một nam giới 51 tuổi đến bệnh viện vào ngày 28/6 và tử vong cùng ngày. WHO cho biết thêm rằng cả 2 đều đến bệnh viện ngay sau khi có các triệu chứng nhưng đều không qua khỏi.

Theo WHO, 2 bệnh nhân khi được đưa đến một bệnh viện địa phương có các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, sốt, buồn nôn và nôn mửa.

“Các cơ quan y tế đã phản ứng nhanh chóng, bắt đầu chuẩn bị cho một đợt bùng phát có thể xảy ra” - Giám đốc WHO khu vực châu Phi, tiến sĩ Matshidiso Moeti cho biết. 

“Điều này là tốt bởi nếu không hành động ngay lập tức và dứt khoát, Marburg có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát. WHO đang tích cực hỗ trợ các cơ quan y tế để ứng phó. Bây giờ khi ổ dịch đã được công bố, chúng tôi đang chuẩn bị thêm nguồn lực để đối phó với căn bệnh nguy hiểm này”, tiến sĩ Matshidiso Moeti nói thêm.

WHO cho biết, hiện tại có hơn 90 người bao gồm cả nhân viên y tế đang được theo dõi nghiêm ngặt sau khi có báo cáo tiếp xúc gần với các ca nhiễm.

Theo WHO, bệnh này là mối đe dọa đại dịch lớn tiếp theo. Bệnh nhân bị nhiễm bệnh này thường được cho là "giống ma" bởi thường có đôi mắt sâu và khuôn mặt vô cảm, thường đi kèm với chảy máu từ mũi, lợi, mắt và âm đạo. Marburg rất nguy hiểm và khả năng gây chết người cao: tỷ lệ tử vong trong các đợt bùng phát trước đây dao động từ 24 - 88%. 

Bệnh này được phát hiện lần đầu tiên ở người vào năm 1967 sau khi bùng phát ở Marburg và Frankfurt của Đức và ở Belgrade của Serbia. Căn bệnh được phát hiện lần thứ 2 vào năm 2008 ở một phụ nữ Hà Lan sau khi cô đi du lịch tham quan ở các hang động ở Uganda.

Biểu hiện bệnh bắt đầu rất đột ngột bao gồm sốt cao và đau đầu dữ dội, thường dẫn đến chảy máu nghiêm trọng trong vòng 7 ngày. 

Hiện không có vắc xin hoặc phương pháp điều trị kháng virus nào được chấp thuận để điều trị bệnh này, vì vậy các bác sĩ phải dựa vào truyền tĩnh mạch để cải thiện các triệu chứng.

Đợt bùng phát này chỉ đánh dấu lần thứ 2 bệnh được phát hiện ở Tây Phi - sau khi Guinea xác nhận trường hợp duy nhất được phát hiện vào tháng 8 năm ngoái. Theo WHO, các đợt bùng phát Marburg trước đây là các ca bệnh riêng lẻ đã xuất hiện ở Angola, Congo, Kenya, Nam Phi và Uganda.

Virus Marburg là gì?

Virus Marburg gây ra bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng và gây tử vong cao, thường giết chết bất cứ ai mắc phải nó.

Các triệu chứng ban đầu bao gồm đau đầu dữ dội, sốt cao, tiêu chảy, đau dạ dày và nôn mửa và ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, rất khó phân biệt với các bệnh nhiệt đới khác gây sốt, chẳng hạn như Ebola hay sốt rét.

Sau 5 ngày, nhiều bệnh nhân bắt đầu chảy máu dưới da, trong các cơ quan nội tạng hoặc từ miệng, mắt và tai.

Hiện chưa có thuốc đặc trị nên bệnh nhân được theo dõi và truyền dịch. 

Nguồn: WHO 

Trọng Trí (theo AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI