WHO cảnh báo về các ca Ebola không được báo cáo

23/08/2014 - 18:22

PNO - PNO – Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 22/8 cho biết, việc các gia đình che giấu người thân nhiễm bệnh và sự tồn tại "các vùng tối" bác sĩ không thể đến được cho thấy đại dịch Ebola ở Tây Phi trong thực tế còn lớn hơn người...

edf40wrjww2tblPage:Content

WHO canh bao ve cac ca Ebola khong duoc bao cao

Điều phối viên cao cấp của LHQ về Ebola David Nabarro phát biểu trong cuộc họp báo ngày 22/8 - Ảnh: Reuters

Theo công bố của WHO, đến nay đã có 1.427 người thiệt mạng trong tổng số 2.615 trường hợp nhiễm virus “tử thần” Ebola ở Tây Phi, kể từ khi căn bệnh này bắt đầu bùng phát hồi tháng Ba.

Trong khi phải đối mặt với những lời chỉ trích rằng WHO hành động quá chậm chạp trong việc khống chế các ổ dịch, cơ quan này cảnh báo rằng nhiều trường hợp Ebola có thể đã không được báo cáo.

Cách đây một tháng các chuyên gia độc lập cũng đã gióng lên mối quan ngại tương tự, rằng sự lây lan có thể tồi tệ hơn so với báo cáo, bởi vì một số cư dân trong khu vực bị ảnh hưởng đã xua đuổi các nhân viên y tế và né tránh việc điều trị.

Bất chấp sự khẳng định ban đầu của các quan chức y tế khu vực, rằng virus đã được kiềm chế ở giai đoạn đầu, số trường hợp nhiễm virus Ebola và tử vong tiếp tục tăng vọt trong những tháng gần đây.
"Chúng tôi cho rằng sáu đến chín tháng là một ước tính hợp lý", ông Keiji Fukuda, trợ lý Tổng giám đốc WHO về An ninh Y tế, nói về thời gian WHO tin rằng cần thiết để ngăn chặn đại dịch này. Ebola sẽ được công bố là đã “hết dịch” ở một đất nước nếu hai giai đoạn ủ bệnh, hoặc 42 ngày, trôi qua mà không có bất kỳ trường hợp mới nào được xác nhận, một phát ngôn viên của WHO cho biết.

WHO cho biết hiện đang làm việc với tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ để đưa ra “các dự báo thực tế hơn”.

Sự kỳ thị đối với căn bệnh Ebola đang gây trở ngại nghiêm trọng đối với những nỗ lực khống chế virus nguy hiểm này, vốn thường bùng phát trong các khu rừng Trung Phi, nay lần đầu tiên đã tấn công các nước Tây Phi và các đô thị đông dân cư ở khu vực này.

"Vì Ebola không thể chữa khỏi, một số người tin rằng những người thân của họ nhiễm bệnh sẽ ra đi dễ chịu hơn khi ở nhà”, WHO cho biết trong một tuyên bố về lý do tại sao căn bệnh này đã bị đánh giá thấp. Những người khác phủ nhận việc cần thiết cách ly bệnh nhân, mà họ xem như một nơi ủ bệnh, tất sẽ dẫn đến nhiễm trùng và tử vong”.

Các xác chết Ebola thường được chôn cất mà không có thông báo chính thức. Và có "những vùng tối" tại các miền quê, nơi lan truyền tin đồn về các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong không thể điều tra vì sự phản kháng của cộng đồng, cũng như thiếu nhân viên y tế và phương tiện đi lại.

Nhằm khống chế sự lây lan Ebola trong khu vực, Senegal, trung tâm nhân đạo của Tây Phi, cho biết họ đã ngăn chặn một chiếc máy bay cứu trợ của LHQ hạ cánh và cấm toàn bộ các chuyến bay đến và đi từ các nước bị ảnh hưởng bởi Ebola. Gabon hôm 22/8 cũng đã công bố tạm ngưng đường hàng không và đường biển nói liền với 4 nước Tây Phi có dịch và Nigeria.

WHO đã nhiều lần tuyên bố không khuyến cáo hạn chế đi lại hay hoạt động thương mại đối với các nước bị ảnh hưởng bởi Ebola, khi nhấn mạnh các biện pháp như vậy có thể làm căng thẳng hơn tình trạng thiếu lương thực và các hàng hóa nhu yếu phẩm.

HÒA NINH (Theo Reuters, AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI