WHO cảnh báo tỷ lệ ung thư trên toàn cầu sẽ tăng 60% trong 20 năm tới

15/02/2020 - 17:03

PNO - Nguyên nhân chính được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra là do việc hút thuốc lá và thiếu chích vaccine phòng bệnh tại các nước nghèo.

Theo báo cáo vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, thế giới đang gia tăng mạnh tỷ lệ về ung thư và tử vong bởi ung thư do tỷ lệ hút thuốc, viêm gan và HPV ngày càng tăng lên.

Nếu như ở nhiều quốc gia có hệ thống chăm sóc ung thư đầy đủ - từ sàng lọc đến chẩn đoán, điều trị và chăm sóc giảm nhẹ - thông qua các hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng đạt khoảng 90% thì ở các nước nghèo, tỉ lệ này chỉ ở mức 15%.

Tỷ lệ ung thư tăng vọt trên toàn cầu, với vấn đề đánh chú ý nhất là tử vong sớm do căn bệnh này (cam, đỏ) ở các nước nghèo, theo báo cáo mới của WHO
Tỷ lệ ung thư tăng vọt trên toàn cầu, với vấn đề đáng chú ý nhất là tử vong sớm do căn bệnh này (cam, đỏ) ở các nước nghèo, theo báo cáo mới của WHO

Báo cáo của WHO cũng chỉ ra, 7 triệu người có thể "thoát khỏi ung thư" nếu có những thay đổi trong việc hút thuốc lá, tiêm vaccine phòng ngừa virus HPV và viêm gan.

Tiến sĩ Ren Minghui - chuyên gia Bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm tại WHO - cho biết: "Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta để giải quyết sự bất bình đẳng không thể chấp nhận được giữa các dịch vụ ung thư ở các nước giàu và nghèo.

Nếu các nước đưa người dân vào các hệ thống chăm sóc y tế đầy đủ thì bệnh ung thư có thể được phát hiện sớm, điều trị hiệu quả và chữa khỏi. Ung thư không nên là bản án tử hình cho bất cứ ai, ở bất cứ đâu".

Ở Mỹ, trẻ em theo học tại trường công được yêu cầu phải tiêm vaccine chống viêm gan A và B. Trong khi đó, vaccine HPV, vừa giới thiệu gần đây, hiện được khuyến nghị bắt đầu tiêm từ năm 11 tuổi trong nỗ lực ngăn ngừa ung thư do virus lây truyền qua đường tình dục.

WHO cho biết, các biện pháp như vậy đòi hỏi đầu tư, nhưng không thể đạt được ở nhiều nước.

Theo tiến sĩ Elisabete Weiderpass - Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), thế giới trong 50 năm qua đã chứng kiến những tiến bộ to lớn trong nghiên cứu về phòng ngừa và điều trị ung thư.

Tiến sĩ Elisabete Weiderpass cho biết: “Các quốc gia có thu nhập cao đã áp dụng các chương trình phòng ngừa, chẩn đoán và sàng lọc sớm cùng với việc điều trị tốt hơn đã góp phần giảm 20% khả năng tử vong trong giai đoạn 2000 - 2015. Tuy nhiên, tỉ lệ này ở các nước thu nhập thấp chỉ là 5%. Chúng ta cần tìm cách để mọi người đều được công bằng như nhau".

Nam Du (theo Daily Mail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI