WHO cảnh báo COVID-19 vẫn là một vấn đề khẩn cấp toàn cầu

14/04/2022 - 10:54

PNO - Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới đã nhất trí nhất trí rằng COVID-19 vẫn là một mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe cộng đồng, nhấn mạnh yêu cầu các quốc gia không ngừng cảnh giác.

Hôm 13/4, Ủy ban khẩn cấp về COVID-19 của WHO cho biết, việc nhiều quốc gia nới lỏng các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng, đồng thời giảm mạnh việc xét nghiệm virus sẽ làm cho đại dịch kéo còn lâu mới kết thúc.

Ông Didier Houssin, Chủ tịch ủy ban phát biểu trong một cuộc họp thường niên rằng: “Bây giờ không phải là lúc để chúng ta mất cảnh giác - ngược lại, và đây là một khuyến nghị cực kỳ mạnh mẽ".

Bác sĩ người Pháp còn cảnh báo: “Tình hình còn lâu mới chấm dứt đối với đại dịch COVID-19, sự lưu hành của virus vẫn còn rất mạnh, tỷ lệ tử vong vẫn cao và virus đang tiến triển một cách khó lường.

Bây giờ không phải là lúc để thư giãn đối với loại virus này, cũng không nên xem nhẹ sự giám sát, xét nghiệm và báo cáo. Các biện pháp lỏng lẻo trong các quản lý y tế công cộng và lơ là tiêm chủng là rất đáng ngại".

Mặc dù ca nhiễm và tử vong trên toàn cầu giảm liên tiếp 3 tuần nhưng ở Trung Quốc ca nhiễm vẫn đang tăng, nhất là Thượng Hải
Mặc dù ca nhiễm và tử vong trên toàn cầu giảm liên tiếp 3 tuần nhưng ở Trung Quốc ca nhiễm vẫn đang tăng, nhất là Thượng Hải

Ủy ban khẩn cấp về COVID-19  thường họp định kỳ ba tháng một lần để thảo luận về đại dịch và báo cáo cho người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Trong báo cáo mới nhất, Ủy ban khẩn cấp về COVID-19 kết luận rằng đại dịch vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm (PHEIC) - mức cảnh báo cao nhất mà WHO đưa ra.

“Ủy ban nhất trí rằng đại dịch COVID-19 vẫn tạo thành một sự kiện bất thường tiếp tục ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân trên toàn thế giới, gây ra nguy cơ lây lan quốc tế liên tục”, trích một đoạn báo cáo.

Tính đến ngày 13/4, toàn cầu đã vượt qua hơn 5 tỉ người nhiễm COVID-19 và hơn 6.2 triệu người chết vì virus. Mặc dù trong báo cáo hàng tuần của WHO về tình hình dịch COVID-10 ngày 13/4 cho thấy, số ca nhiễm và tử vong trên thế giới đã giảm nhưng ở một số quốc gia vẫn đang chứng kiến ​​số ca bệnh tăng đột biến nghiêm trọng, điều này đang gây áp lực lên các bệnh viện. Ông Tedros cho biết thêm rằng thế giới “vẫn đang ở giữa đại dịch”.

“Loại vi rút này theo thời gian trở nên dễ lây lan hơn và nó vẫn gây chết người, đặc biệt là đối với những người không được bảo vệ và chưa được tiêm chủng, những người không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thuốc chống virus", ông nói.

Tổng giám đốc WHO kêu gọi mọi người đi tiêm phòng và tiếp tục đeo khẩu trang, đặc biệt là ở những không gian đông đúc trong nhà.

Thế giới đã có hơn nửa tỷ người nhiễm COVID-19

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến ngày 13/4  toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 500.794.656 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 6.208.667 ca tử vong. 

Hàn Quốc vẫn đang dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới trong ngày với 210.676 ca; Pháp đứng thứ hai với 190.762 ca. Đức và Anh đứng đầu về số ca tử vong mới, với cùng 288 người chết trong 24 giờ qua, tiếp theo là Mỹ 271 ca và Hàn Quốc với 171 ca.

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 82.119.050 người, trong đó có 1.012.796 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới với 43.037.388 ca nhiễm, bao gồm 521.746 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 30.183.929 ca bệnh và 661.493 ca tử vong. 

Trọng Trí (theo Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI