PV: Thời gian qua, khi nguồn cung xăng dầu khan hiếm, việc nhập khẩu xăng dầu có phải là biện pháp tốt nhất, thưa ông?
Ông Trần Duy Đông: Khi nguồn cung từ Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn gặp trục trặc, Bộ Công Thương phải họp với các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối để nhập khẩu đột xuất, tăng nguồn cung bù đắp phần thiếu hụt này. Mục tiêu là để đảm bảo lượnghàng cung ứng cho thị trường trong nước và nguồn dự trữ trong 30 ngày theo nghị định của Chính phủ (trong khi thông thường thông thường việc ký hợp đồng phải được hai bên thỏa thuận trước 45 ngày). Vì vậy, giá nhiên liệu mua về ở mức cao và chịu thuế suất nhập khẩu cao hơn thị trường. Cụ thể, thuế nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc là 10%.
PV: Diễn biến xăng dầu trong thời gian qua khiến doanh nghiệp nhập khẩu bị lỗ, dẫn tới nhiều hệ lụy khác. Ông nghĩ sao về điều này?
|
Diễn biến giá xăng dầu từ đầu năm tới nay. |
Tính từ đầu năm đến nay, Liên Bộ Công thương - Tài chính có 7 kỳ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Trong số đó, kỳ điều chỉnh lần đầu tiên 1/1/2019, xăng E5RON 92 ở mức 16.270 đồng/lít, RON 95 ở mức 17.600 đồng/lít. Sau 4 lần giữ giá, ngày 2/3, xăng E5 RON 92 ở mức 17.210 đồng/lít, RON 95 ở mức 18.540 đồng/lít, mức giá này tiếp tục được giữ đến ngày 18/3. Ngày 2/4 Liên Bộ Công Thương – Tài chính cũng tăng giá xăng dầu, nguyên nhân do ngoài mức trích Quỹ bình ổn 300 đồng/lít như quy định, Liên Bộ cũng tiếp tục trích xả Quỹ bình ổn 1.456 đồng/lít xăng E5RON92; 743 đồng với RON95. Các mức chi quỹ với xăng giảm khoảng 560 đồng/lít so với kỳ điều hành cách đây 15 ngày. Hôm qua, giá xăng dầu tăng hơn 1.000 đồng/lít, nâng mức tăng khoảng 3.000 đồng/lít so với đầu năm nay.
Theo Bộ Công thương, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore ở chu kỳ này với RON 92 là 77,42 USD/thùng, RON 95 gần 79,05 USD/thùng, tăng 3-4% so với kỳ trước. Cùng lúc, giá dầu cũng tăng khoảng 2%.
|
Ông Trần Duy Đông: Nền kinh tế thị trường của Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc điều hành giá xăng dầu phải đảm nguyên tắc của thị trường và có sự điều hành của Nhà nước, hài hòa lợi ích các bên Người dân-Doanh nghiệp-Nhà nước. DN ở đây có DN sản xuất và DN phân phối, tức các đầu mối cung xăng dầu.
Việc điều hành bám sát các mục tiêu vĩ mô của nhà nước, có cả chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Những điều chỉnh này, chúng tôi đều có xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng xem xét quyết định việc điều hành giá xăng dầu.
Chúng tôi làm gì cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, đặt lợi ích của người dân, người tiêu dùng lên trên hết chứ không phải chỉ vì lợi ích doanh nghiệp. Tất nhiên, lợi ích của DN cũng phải cân đối, đảm bảo hài hòa lợi ích người dân, DN và Nhà nước. Tùy theo thời điểm mà từng đối tương được đặt ở vị trí ưu tiên.
Về tổng thể, bao giờ chúng tôi cũng ưu tiên lợi ích số đông và đảm bảo các mục tiêu vĩ mô của Chính phủ.
PV: Việc tăng giá xăng liên tục, cộng với giá điện cũng tăng cao. Đây có phải là vấn đề bất cập trong điều hành giá nhiên liệu không?
Ông Trần Duy Đông: Giá điện hơn 2 năm mới tăng và tăng 8,36% từ ngày 20/3. Để có quyết định này, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng chính phủ. Các vấn đề điều chỉnh giá xăng, dầu, điện nước thì Bộ Công Thương cũng phối hợp với Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Cục Quản lí giá (Bộ Tài chính) tính CPI để hướng đến lợi ích tốt nhất cho người dân, lợi ích của quốc gia, đất nước, đảm bảo kiểm soát CPI dưới 4%. Nhìn đến tổng thể CPI của cả năm (chứ không chỉ nhìn 1 tháng) là quan trọng nhất.
Giá xăng, điện tăng chắc chắn tác động giá của các mặt hàng trong “rổ” CPI. Bộ đã có nhiều phương án và tính toán hết các yếu tố đó và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chứ không thể tự mình quyết được.
Chúng tôi là cơ quan tham mưu cùng với Cục Quản lý giá, Tổng cục Thống kê cùng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) đưa ra các giải pháp, các phương án, các thông số cho Chính phủ xem xét, quyết định. Tất cả các phương án này, chúng tôi đã lường hết và tính đến phương án rủi ro nhất.
Cách nào để ổn định giá xăng dầu?
|
TS.Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế |
TS.Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế cho rằng, giá điện khó giảm vì tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ không hoãn được nữa sau bao nhiêu năm lỗ. Riêng giá xăng đang bị ảnh hưởng bởi giá xăng trên thế giới đang tăng, khó kiểm soát được; Chính Phủ có thể dùng quỹ bình ổn làm “hạ nhiệt” giá xăng để doanh nghiệp và người tiêu dùng bớt gánh nặng.
|
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả |
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng: Giá xăng dầu VN chịu ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp giá xăng dầu thế giới. Hai kỳ điều chỉnh giá đầu tiên của năm, Liên Bộ Tài Chính đã sử dụng cả “van giá” và “van quỹ bình ổn” khi vừa tăng giá, vừa xả quỹ là hợp lý. Nếu cứ liên tục xả Quỹ bình ổn ở mức cao hơn nữa sẽ tạo áp lực giá xăng cho những kỳ điều chỉnh giá tiếp theo.
Mặt trái của việc xả Quỹ bình ổn ở mức cao sẽ khiến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải “ứng” tiền để bù đắp quỹ. Lúc này, nhà nước cần có chính sách để đảm bảo hài hòa lợi ích cả ba bên Nhà nước- Doanh nghiệp - Người dân. “Để tạm ứng xả quỹ, có doanh nghiệp phải đi vay, trong khi việc thu hồi không thể sớm được. Nếu DN âm quỹ, sẽ dễ xảy ra tình trạng “găm hàng”. Thực tế là trong kỳ điều chỉnh ngày 18-3, Quỹ xả ở mức cao. Lúc này, giá xăng lại không tăng nên có thông tin nguồn cung trên thị trường đã khan hiếm. Đây là một bài học trong điều hành giá”- ông Long nói.
Khi giá năng lượng liên tiếp tăng, chỉ số CPI tháng 4 sẽ biến động khá lớn. Việc này có thể gây khó khăn khi kiểm soát lạm phát không vược quá 4% trong năm 2019, bởi giá xăng dầu thế giới luôn là một ẩn số.
|
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh |
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: Việc tăng giá năng lượng liên tục sẽ tác động mạnh đến các mặt hàng khác. Người dân là đối tượng cuối cùng phải gánh chịu áp lực, khó khăn kinh tế. Quỹ bình ổn có hạn, cần phải để dư địa cho những kỳ điều hành tiếp nên rất khó để cân đối được trong bối cảnh giá xăng trên thế giới tăng mạnh và xu hướng vẫn tiếp tục tăng.
|
Nhóm Phóng Viên