Vụ thực phẩm chứa dầu "bẩn": Cục An toàn thực phẩm nóng vội?

18/09/2014 - 07:50

PNO - PN - Ngày 16/9, sau khi Cục An toàn thực phẩm (ATTP) thông báo về việc dừng lưu thông và thu hồi sản phẩm (cụ thể: dưa chuột trộn thịt lợn đóng hộp loại 170g, số lượng 240 thùng, ngày sản xuất 1/5/2014, hạn sử dụng: 1/5/2017 và xốt...

edf40wrjww2tblPage:Content

Công ty khẳng định không hề nhập hàng

Tại buổi làm việc này, đại diện Công ty Cửu Hương liên tục khẳng định, công ty chưa bao giờ nhập khẩu hai loại sản phẩm như trong công văn của Cục ATTP. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục ATVSTP TP.HCM cho biết, qua kiểm tra tại kho hàng của công ty trên, đoàn chưa phát hiện hai sản phẩm đóng hộp được nêu trong công văn của Cục ATTP; hồ sơ, bảng công bố danh sách sản phẩm công ty cũng không có hai sản phẩm này.

Được biết, sau gần mười ngày thông tin sản phẩm được chế biến từ dầu ăn "bẩn" của Đài Loan đã “tràn” sang 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, đến ngày 15/9, Cục ATTP (Bộ Y tế) chính thức ra thông báo về việc Công ty Cửu Hương đã nhập 480 thùng sản phẩm chứa dầu ăn "bẩn" do Công ty hữu hạn cổ phần công nghiệp thực phẩm Wei Chuan Đài Loan sản xuất vào Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết thêm: “Đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp sản phẩm liên quan đến việc dầu ăn "bẩn" xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ liên hệ với các đơn vị khác như hải quan, quản lý thị trường và tiếp tục cập nhật, giám sát tình hình nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Người dân khi phát hiện, sản phẩm nói trên có thể thông báo cho cơ quan địa phương hoặc Chi cục ATVSTP để có hướng xử lý”.

Vu thuc pham chua dau

Một công đoạn chế biến dầu "bẩn" ở Đài Loan - Ảnh: internet

Đang đề nghị phía Đài Loan xác minh lại thông tin

Vì sao cơ quan chức năng Phòng Kinh tế và văn hóa Đài Bắc và Cục ATTP nói có, công ty nói không?

Ngày 16/9, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục ATTP cho biết, sở dĩ có việc ra văn bản ngừng lưu thông vào ngày 15/9 của Cục ATTP là do chiều 15/9, phía Đài Loan đã có thông báo cho phía ta bằng bản fax (chưa có văn bản chính thức).

Qua rà soát các văn bản tại Cục, ông Lê Hoàng, Phó trưởng phòng Quản lý sản phẩm thực phẩm, Cục ATTP cho biết, từ ngày 1/1/2011 đến nay, Cục chưa cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho hai sản phẩm trên. “Như vậy, về nguyên tắc, hai sản phẩm trên không được cấp phép tại Việt Nam, nếu phát hiện có lưu thông sản phẩm thì đó là hàng lậu.

Cục ATTP đã có văn bản gửi ngay cho bên Đài Loan yêu cầu kiểm tra xác minh lại thông tin. Nếu không có sự việc, cần thông báo để người tiêu dùng yên tâm và tránh thiệt hại cho doanh nghiệp. Cục cũng phối hợp với Cục Quản lý thị trường kiểm tra có hay không sản phẩm trên thị trường và đang chờ kết quả kiểm tra từ hải quan”, ông Phong nói.

Theo ông Phong, với một thông tin đang “nóng”, Cục yêu cầu ngừng lưu thông sản phẩm và tiến hành ngay các bước kiểm tra. “Việc này hoàn toàn phù hợp, không nóng vội hay sai quy định”, ông Phong nói.

Cục ATTP xử lý ngay vụ việc là đúng trách nhiệm. Tuy nhiên, việc đầu tiên Cục cần lưu ý lẽ ra là phải xem thực tế doanh nghiệp có nhập sản phẩm hay không, hoặc sản phẩm đã có mặt trên thị trường chưa, nếu có thì mới yêu cầu dừng lưu thông và thu hồi sản phẩm. Việc “đánh thẳng” vào một doanh nghiệp trong khi chứng cứ chưa rõ ràng vô tình đã gây hoang mang trong dư luận.

BreadTalk và StarBucks Việt Nam phản ứng

Về thông tin chính quyền Hồng Kông công bố những công ty nhập dầu ăn của Công ty Chang Guann, trong đó liên quan đến hai thương hiệu BreadTalk và Maxim’s (đơn vị đã đưa chuỗi cà phê Starbucks vào Việt Nam), ông Trần Kim Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Bình Minh Toàn Cầu - đơn vị được nhượng quyền thương hiệu BreadTalk Singapore tại Việt Nam, khẳng định, BreadTalk tại Việt Nam không liên can gì đến BreadTalk Concept của Hồng Kông.

Ông Long nhấn mạnh, BreadTalk Việt Nam hoàn toàn không sử dụng dầu ăn hiệu Chang Guann cũng như của nước ngoài để chế biến, mà chỉ sử dụng dầu ăn trong nước sản xuất như Cái Lân, Hướng Dương… được đặt mua từ nhà phân phối Tuấn Lộc (Q.4, TP.HCM). Tất cả dầu ăn mà công ty sử dụng đều có giấy chứng nhận đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn đã công bố, do Cục ATTP - Bộ Y tế và Chi cục ATVSTP - Sở Y tế TP.HCM cấp.

Tương tự, đại diện lãnh đạo Starbucks Việt Nam cũng đã chính thức bác bỏ thông tin có liên quan đến dầu ăn "bẩn" Chang Guann đến từ Đài Loan.

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm và sinh học (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, việc dùng dầu ăn "bẩn" - dù dùng chế biến thức ăn theo phương pháp nào, ít nhiều cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đó là nguy cơ nhiễm các loại kim loại nặng, nguy cơ nhiễm phẩm màu hóa học, nguy cơ vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể… Một số bệnh có thể mắc nếu dùng dầu "bẩn" là đường tiêu hóa, lâu dần sẽ gây ung thư.

Tiến Đạt - Bảo Thoa - Anh Thi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI