Vụ tái bản 'Miếng ngon Hà Nội' của NXB Dân Trí: Trắng trợn bôi nhọ danh dự Vũ Bằng

24/05/2017 - 07:00

PNO - Lỗ hổng trong quản lý xuất bản hiện quá lớn nên những sai phạm của vụ ái bản 'Miếng ngon Hà Nội' mới có thể dễ dàng xuất hiện đến vậy.

Sau năm 1954, nhà văn Vũ Bằng vào Nam, vừa bí mật hoạt động cách mạng, vừa công khai sáng tác. Những tác phẩm làm nên tên tuổi ông trong giai đoạn này chính là Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam và Thương nhớ mười hai - đã tái bản rất nhiều lần và trở nên quen thuộc trong trí nhớ bạn đọc.

Thế nhưng thật bất ngờ và từ sự bất ngờ này, dư luận đã “dậy sóng” phản ứng khi NXB Dân Trí cùng đơn vị đối tác là Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng cho ra một bản in khác của Miếng ngon Hà Nội. Cái sự khác ở đây rất trầm trọng, vì đã “thòng” thêm những câu hoàn toàn không phải do Vũ Bằng viết. Qua đó, nó đã trắng trợn bôi nhọ tư cách, danh dự của một nhà văn tài năng, một công dân luôn nặng lòng với tình yêu non sông đất nước.

Vu tai ban 'Mieng ngon Ha Noi' cua NXB Dan Tri: Trang tron boi nho danh du Vu Bang
 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhà văn Vũ Bằng bắt đầu viết tác phẩm này tại Hà Nội vào mùa thu năm 1952. Sau khi vào ở hẳn tại Sài Gòn, trong các năm 1956, 1958, 1959, ông tiếp tục sửa chữa và viết bổ sung. Bản in lần thứ 1, năm 1957 do NXB Đất Nước ấn hành. Sau đó, năm 1960, NXB Nam chi tùng thư tái bản lần 1. “Dây mơ rễ má” của sự vi phạm nghiêm trọng vừa nêu trên chính là từ bản in tái bản lần 1.

Bản in của Nam chi tùng thư, có thêm phần Phụ lục, in hai bài “Các báo phê bình Miếng ngon Hà Nội kỳ xuất bản lần thứ nhất”. Một bài lấy từ báo Nắng Sớm (số 27, ngày 28/10/1957); một bài từ báo Tự Do số 289, ngày 23/12/1957.

Qua tài liệu đang có, chúng tôi quả quyết rằng, NXB Dân Trí và phía đối tác khi tái bản Miếng ngon Hà Nội, họ đã chọn bản in của Nam chi tùng thư. Sự đáng trách ở chỗ, họ in cả câu văn không phải của Vũ Bằng, làm sai lệch tư cách cầm bút của tác giả. Sự cẩu thả, vô ý thức này đã đẩy Vũ Bằng đứng về một phía khác - phía đối nghịch với lý tưởng đã chọn, khó có thể châm chước.

Vu tai ban 'Mieng ngon Ha Noi' cua NXB Dan Tri: Trang tron boi nho danh du Vu Bang
Bản thảo được NXB Dân Trí duyệt 

Trao đổi với báo Phụ Nữ, ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục Xuất bản khẳng định: “Vi phạm này cần phải được xử lý ở mức cao nhất theo Luật Xuất bản. Theo thông tin chúng tôi có được thì phía đối tác liên kết đã sử dụng bản thảo mà NXB chưa ký duyệt, chưa biên tập. Trong thời gian ngắn nhất, Cục sẽ có văn bản thu hồi sách trên phạm vi cả nước”.

Từ thông tin mà ông cục trưởng cung cấp, chúng ta lại càng thấy sự bất cập vẫn là từ phía NXB Dân Trí. Nhưng sai sót này đâu chỉ mới hôm nay mà từng xảy ra vào năm 2012, với bản in của NXB Hội Nhà văn mà không hề bị ai phát hiện.

Lâu nay, một khi đối tác đã in xong thì phải nộp thành phẩm về NXB. Và NXB có trách nhiệm đối chiếu lại từ bản thảo đã biên tập đến bản đã in; sau đó, nếu không sai sót thì nộp lưu chiểu về Cục Xuất bản. Sau thời gian theo luật định từ 7 đến 10 ngày, nếu không có sai sót gì thì NXB mới ra cấp giấy phép phát hành.

Vu tai ban 'Mieng ngon Ha Noi' cua NXB Dan Tri: Trang tron boi nho danh du Vu Bang

Trong trường hợp của Miếng ngon Hà Nộivừa xảy ra sự cố nêu trên, chứng tỏ NXB đã bỏ qua khâu đối chiếu thế nhưng họ vẫn cho phát hành nên mới xảy ra sự cố trên. Rõ ràng, lỗ hổng trong quản lý xuất bản (bao gồm cả quy trình, thủ tục đến trách nhiệm của con người) hiện quá lớn nên những sai phạm dạng này mới có thể dễ dàng xuất hiện đến vậy.

Về phía gia đình nhà văn Vũ Bằng, nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn - con trai nhà văn Vũ Bằng - cho biết: NXB Dân Trí khi cấp phép tái bản Miếng ngon Hà Nội hoàn toàn không trao đổi gì với ông về vấn đề bản quyền.

Lê Văn Nghệ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI