Vụ sập cầu Long Kiển: Học sinh khổ sở đến trường, tiểu thương 'khóc ròng' vì buôn bán ế ấm

20/01/2018 - 17:18

PNO - Buôn bán ngưng trệ, học sinh phải đi đường vòng mất 45 phút thay vì chỉ vài phút để đến trường… là những tác động tiêu cực sau sự cố cầu Long Kiểng (huyện Nhà Bè, TP.HCM) bị sập tối ngày hôm qua 19/1.

Clip: Người dân khốn khổ vì cầu Long Kiển bị sập, chia cắt đường đi lại mỗi ngày của họ.

Bế cháu ngoại trên tay, chị Nguyễn Thị Mai - tiểu thương buôn bán ở chợ Phước Kiển, ngay sát chân cầu vừa mới sập nhịp, nhìn ra chiếc cầu mà đôi mắt buồn hiu: “Sáng nay, chợ vắng như chùa Bà Đanh, phải dọn hàng sớm. Cầu bị sập, dân bên kia cầu thường ngày qua đây đi chợ nhưng nay thì không còn đường để đi”.

Vu sap cau Long Kien: Hoc sinh kho so den truong, tieu thuong 'khoc rong' vi buon ban e am
Chợ Phước Kiển (Nhà Bè, TP.HCM), sát bên chân cầu bị sập, buôn bán ế ẩm phải đóng cửa hàng sớm vào hôm nay 20/1
Vu sap cau Long Kien: Hoc sinh kho so den truong, tieu thuong 'khoc rong' vi buon ban e am
 

Không riêng gì chị Mai, mấy chục tiểu thương buôn bán ở chợ cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Ngay cả, những hàng quán cà phê, quán ăn… dọc đường Lê Văn Lương dẫn vào cầu cũng tình trạng tương tự. Đường bị ngăn cách, cúp nước, cúp cáp truyền hình, cáp quang điện thoại, internet.

Vu sap cau Long Kien: Hoc sinh kho so den truong, tieu thuong 'khoc rong' vi buon ban e am
Cầu bị chia cắt, khiến người dân hai đầu cầu phải đi đường vòng mất nhiều thời gian. Đồ họa: Cao Hoài An

Nhưng việc cây cầu huyết mạch bị gãy không chỉ có vậy. Sáng nay, nhiều học sinh bên này cầu qua học trường THCS Nguyễn Văn Quỳ, bên kia cầu khoảng 1km, bình thường đi học mất 15 phút, nay phải đi đường vòng quãng đường 7km  mất 45 phút.

Em Đồng Thanh Nga Nguyên, học sinh THCS Nguyễn Văn Quỳ cho biết, hôm nay cầu sập, ông ngoại chở đi vòng mất 45 phút mới đến trường, bình thường em đi bộ đến trường chỉ mất 15 phút.

Vu sap cau Long Kien: Hoc sinh kho so den truong, tieu thuong 'khoc rong' vi buon ban e am
Học sinh bối rối khi đường đi học hằng ngày đã bị chia cắt

Theo người dân khu vực cầu Long Kiển, dự án sửa chữa, xây cầu, họ được nghe nói từ lâu lắm, nhưng đến nay vẫn nguyên hiện trạng cũ nát. Trong khi cây cầu có tuổi thọ 50-60 năm này vẫn cứ oằn mình chịu tải. Mỗi khi có xe tải đi qua, cầu run bần bật, tiếng dầm sắt thép va vào nhau len ken, khiến người dân cứ nom nớp lo sợ cây cầu có thể sập bất cứ lúc nào.

Vu sap cau Long Kien: Hoc sinh kho so den truong, tieu thuong 'khoc rong' vi buon ban e am
THCS Nguyễn Văn Quỳ, bên kia cầu khoảng 1km, bình thường đi học mất 15 phút, nay phải đi đường vòng quãng đường 7km mất 45 phút.

Không riêng gì cây cầu Long Kiển vừa sập nhịp, tuyến đường Lê Văn Lương được xem là đường huyết mạch nối liền với TP.HCM với huyện Nhà Bè và huyện Cần Giuộc (Long An) còn có 3 cây cầu sắt tương tự gồm cầu Rạch Đỉa (nối quận 7 và huyện Nhà Bè, Cầu Rạch Tôn (xã Nhơn Đức, Nhà Bè) và cầu Rạch Dơi nối TP.HCM với huyện Cần Giuộc (Long An).

Các cây cầu này có trọng tải chỉ 1-3,5 tấn, nhưng lượng xe lưu thông cao, sau thời gian đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều bộ phận như Trụ cầu, lan can…đã bị rỉ sét.

Vu sap cau Long Kien: Hoc sinh kho so den truong, tieu thuong 'khoc rong' vi buon ban e am
Cầu Rạch Tôm (xã Nhơn Đức, Nhà Bè) tương tự như cầu Long Kiển.

“Người dân mong rằng chính quyền khắc phục sự cố càng sớm càng tốt để người dân đi lại, làm ăn buôn bán, học sinh không phải đi học vòng xa hàng cây số nữa”, bà Lê Thị Niềm (62 tuổi, nhà ở ấp 1, xã Phước Kiển) mong muốn.

Theo ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, do cầu Long Kiển dùng để bảo đảm an toàn lưu thông trong quá trình xây dựng cầu mới nên đã thống nhất giải pháp khắc phục thay thế các nhịp bị sập và thay nhịp mới.

“Trên tinh thần vừa làm vừa khảo sát, thi công quyết liệt ngày đêm để đảm bảo thông xe cho người dân trước Tết Nguyên đán cũng như có thời hạn sử dụng lâu dài trong hai năm chờ cầu mới”, ông Cường nói.

Hoài An – Duy Quan – Phạm Việt 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI