Vụ Huyền Như lừa đảo: VietinBank không thể đổ lỗi cho khách hàng

16/01/2014 - 14:55

PNO - PNO - Sáng 16/1, phiên tòa xét xử "siêu lừa" Huyền Như tiếp tục với phần bào chữa cho các nguyên đơn dân sự và bị hại. Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh cũng đến dự phiên tòa.

edf40wrjww2tblPage:Content

Vu Huyen Nhu lua dao: VietinBank khong the do loi cho khach hang

Tại phiên xử sáng nay, hầu hết các luật sư đều yêu cầu VietinBank phải chịu trách nhiệm về những khoản tiền mà Huyền Như đã chiếm đoạt. Các nguyên đơn dân sự cũng đều từ chối là nạn nhân của Huyền Như, đồng thời yêu cầu tòa xác định lại tư cách tố tụng của họ và VietinBank.

Trong bài bào chữa của mình, luật sư (LS) Trương Thanh Đức bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng Nam Việt (NaviBank), nêu: "Trên website của mình, VietinBank vẫn khẳng định tiền trong tài khoản của khách hàng được VietinBank quản lý và bảo mật. Trong khi đó, đại diện VietinBank trả lời trước tòa rằng, các bộ luật, nghị định, quyết định hoặc các văn bản dưới luật khác không có điều khoản nào quy định về trách nhiệm quản lý tài khoản tiền gửi, tài khoản của khách hàng được mở tại ngân hàng cũng như quản lý số dư trên các tài khoản này tại ngân hàng".

LS Đức cho rằng ngân hàng đã viện dẫn quy định “khách hàng có trách nhiệm tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư trên tài khoản, đối chiếu với giấy báo nợ, hoặc giấy báo số dư tài khoản do ngân hàng nơi mở tài khoản gửi đến” để nói về trách nhiệm liên quan đến việc mất tiền trong vụ án này.

Tuy chủ tài khoản được ra lệnh cho ngân hàng thực hiện các yêu cầu thanh toán, rút tiền, chuyển tiền nhưng để thực hiện được quyền này, khách hàng phải có trách nhiệm tổ chức hạch toán kế toán như thanh toán tiền hàng hay trả lương và theo dõi xem tiền còn hay hết, chứ không thể yêu cầu ngân hàng thanh toán cho mục đích trái luật hay chuyển tiền khi tài khoản trống rỗng. Chủ tài khoản không thể tự mình giao dịch rút tiền, chuyển tiền, thanh toán nếu như không có sự cho phép của ngân hàng.

Thậm chí đúng là chủ tài khoản đã ký lệnh thanh toán, nhưng nếu chữ ký không giống với đăng ký hay ký bằng mực đỏ, thì ngân hàng có quyền từ chối thực hiện lệnh chi. Như vậy, khách hàng chỉ quản lý một phần tài khoản và những gì ngoài phạm vi ngân hàng, còn lại thì chủ yếu thuộc về trách nhiệm của ngân hàng.

Điều đó có nghĩa, dù tội phạm có giật được tài khoản, thì cũng không dễ gì chiếm đoạt được tiền trong tài khoản của khách hàng, vì ngân hàng mới là người quyết định trong việc mở két và xuất tiền. Ngân hàng là hầu bao giữ tiền, tội phạm muốn lấy tiền, thì buộc phải tìm cách rút ruột ngân hàng.

Vu Huyen Nhu lua dao: VietinBank khong the do loi cho khach hang

Huỳnh Thị Huyền Như sau phiên xử sáng 16/1.

Từ đó, LS Đức kết luận: “Tài khoản bị “chọc thủng” ở khâu nào, thì sẽ tương ứng với trách nhiệm liên quan của khách hàng hay ngân hàng ở đó".
Sau cùng, LS Đức đặt vấn đề: "Mấu chốt là ai đã có lỗi chủ yếu và trực tiếp dẫn đến nguyên nhân thất thoát hàng ngàn tỉ đồng trong tài khoản của khách hàng tại ngân hàng?”.

Đến phần LS Châu bảo vệ cho Công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu mà theo cáo trạng, Công ty Toàn Cầu bị Như chiếm đoạt 125 tỉ đồng, LS Châu đã yêu cầu HĐXX buộc các bị cáo trong VietinBank cùng Như bồi thường cho công ty. LS Châu cũng nêu nghi vấn: "Tôi rất băn khoăn, số tiền bị chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng, thu hồi quá lắm cũng chỉ tròm trèm 1.000 tỉ, vậy 3.000 tỉ đồng đi đâu? Trong khi Như khai tất cả số tiền ấy được Như dùng trả lãi , vậy sao không thu hồi khoản tiền bất hợp pháp này?".

Chiều nay, phiên tòa tiếp tục với phần bào chữa của luật sư cho các nguyên đơn dân sự và bị hại, trong đó có LS Bùi Quang Nghiêm đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng Nam Việt (NaviBank), bị Huyền Như chiếm đoạt 200 tỉ và LS bảo vệ quyền lợi của Công ty CP đầu tư An Lộc - công ty được xác định là nguyên đơn dân sự, bị Huyền Như chiếm đoạt 170 tỉ đồng.

Phan Hồng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI