Vòng tay ấm áp trên đất Mỹ

29/12/2024 - 06:39

PNO - Là núm ruột của mình, dẫu như thế nào, con vẫn là con của cha mẹ. Trái tim của người cha, người mẹ có bao giờ thôi yêu thương con?

Nguyễn Tâm Song Thu là cái tên chị Oanh Bùi đặt cho con gái mình khi bé mới chào đời vào mùa đông năm 2003 tại Đà Lạt thơ mộng. Cái tên gửi gắm ước mơ rằng con gái nhỏ lớn lên sẽ xinh đẹp, thông minh, nhân hậu.

Thế nhưng, đến tận 3 tuổi rưỡi, con vẫn chưa nói được, bước chân yếu ớt, đi là té ngã. Thời đó, để tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia trị liệu ngôn ngữ hay bác sĩ hiểu rõ vấn đề của con giống như mò kim đáy biển.

Chị Oanh Bùi - người sáng lập nhóm thiện nguyện Vòng tay cha mẹ Việt
Chị Oanh Bùi - người sáng lập nhóm thiện nguyện Vòng tay cha mẹ Việt

Năm 2005, chị Oanh Bùi nhận được học bổng cao học tại Mỹ từ quỹ Ford do tổ chức CEEVN quản lý. Để con lại Việt Nam sang Mỹ học là quyết định rất khó cho chị và gia đình. Sau 1 năm cân nhắc, biết đây là cơ hội duy nhất để hiểu chuyện gì đang xảy ra với con, chị quyết định ra đi.

Ở Mỹ, chị vừa học vừa tìm hiểu, liên lạc với bệnh viện để có thể đưa con sang sau khi hoàn tất chương trình. 20 năm qua, không biết bao nhiêu lần chị thầm cảm ơn tổ chức CEEVN và quyết định ngày đó của mình. Chính từ cơ hội đi học ấy, chị đã tìm thấy ánh sáng cho đời con và đời mình.

Con khi ấy 5 tuổi rưỡi vẫn chưa nói được, đi lại không nhiều, không hiểu tiếng Anh và rất tăng động. Không có tiền, không có gia đình hỗ trợ, chị cõng con trên vai đi khắp nơi bằng xe buýt, tàu điện, với bình giữ nhiệt đựng xúp nghiền vì con chưa ăn được thức ăn cứng. Nước mắt chị rơi nhiều đến nỗi ngỡ như đã cạn khô trong những ngày tháng đó.

Khi bé Tiny 6 tuổi, chị có câu trả lời cho tình trạng của con gái. Bé được chẩn đoán với 2 gen đột biến cộng thêm rối loạn phổ tự kỷ - chứng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến giao tiếp và hành vi. Chị biết đó là một khiếm khuyết suốt đời, cần phải đồng hành cùng con, cần phải chấp nhận công khai như vết thương phải mở băng gạc ra cho mau lành, dẫu có đau lòng nhưng đó là con đường duy nhất.

Chị nhận ra khi nhìn một đứa trẻ, trước tiên hãy nhìn vào điểm mạnh, không nhìn vào khiếm khuyết. Tất cả điều này còn khá xa lạ với những người cha người mẹ Việt Nam, nhất là những người có con như chị, kể cả là ở Mỹ thời điểm đó. Bằng tình yêu con, sự thấu hiểu những khó khăn vô tận của người làm cha mẹ, chị Oanh Bùi quyết định xây dựng nhóm thiện nguyện mang cái tên thật ấm áp: Vòng tay cha mẹ Việt.

Vòng tay cha mẹ Việt tổ chức tết Giáp Thìn 2024
Vòng tay cha mẹ Việt tổ chức tết Giáp Thìn 2024

Vòng tay cha mẹ Việt

Năm 2017, cùng với vài người bạn, không có văn phòng, không có ngân sách, Vòng tay cha mẹ Việt ra đời.

Đó là một nhóm thiện nguyện hoạt động với mong muốn giúp đỡ những người mẹ, người cha, đặc biệt là người Việt Nam trên đất Mỹ, có kiến thức để đồng hành cùng con. Nuôi dạy những đứa con khiếm khuyết là công việc cả đời. Không chỉ với tình yêu bao la, sự dũng cảm, kiên nhẫn mà cần phải có kiến thức.

Có kiến thức mới có sức mạnh đi được chặng đời dài. Có kiến thức mới có thể giúp họ hiểu những khó khăn, biết cách kích hoạt những ưu điểm của các con, giúp các con có những kỹ năng sống cần thiết cho tương lai.

Thành viên nhóm phần lớn là những người cha người mẹ Việt Nam có con khiếm khuyết. Những người trong cuộc đã đi qua nỗi đau, tình thương, sự khó khăn và nước mắt. Họ đã từng sợ hãi, hoang mang, lo lắng, không biết bắt đầu từ đâu, cậy nhờ ai. Hơn tất cả, họ thấu hiểu sâu sắc những người làm cha làm mẹ và những đứa trẻ ấy. Họ thiết tha mong muốn được chia sẻ, giúp đỡ như người đi trước chỉ đường cho người đi sau.

“Thương lắm! Nói làm sao hết khó khăn những ngày đầu. Người Việt mình sợ mất mặt lắm. Một đứa con khiếm khuyết với người mình là một nỗi đau dai dẳng. Họ luôn muốn giấu đi. Để họ công khai con mình, công khai nỗi mặc cảm của bản thân, của gia đình, nếu không đủ tình thương, không đủ kiên nhẫn, không thiết tha giúp đỡ sẽ không làm nổi đâu” - Oanh Bùi tâm sự.

Trên đời này, có cái gì lay động nhân tâm bằng chân tình và sự đồng cảm? Tiếng gọi yêu thương có bao giờ không thành tiếng đồng vọng? Tấm lòng của chị Oanh Bùi và các bạn đã được đáp lại.

Hoạt động ngoài trời của Vòng tay cha mẹ Việt
Hoạt động ngoài trời của Vòng tay cha mẹ Việt

Những lớp học online dần đông lên. Những buổi hoạt động ngoại khóa ngày càng nhiều gia đình tham gia hơn. Nụ cười đã nở trên môi những người mẹ người cha khi nhìn thấy con mình có bạn, được chơi, được học. Đã có những giọt nước mắt rơi như minh chứng cho việc nỗi đau được chia sẻ sẽ vơi đi, minh chứng cho việc chúng ta sống trên đời, dù ở đâu gặp hoàn cảnh nào cũng đừng khép lòng, đừng tuyệt vọng. Những thảo thơm còn nhiều vô kể, sẽ lan tỏa rộng hơn, lớn hơn và còn mãi…

Điều đó đã được minh chứng khi hoạt động của Vòng tay cha mẹ Việt ngày càng lớn mạnh. Trung bình có khoảng 20 người tham gia các buổi đào tạo qua mạng mỗi tuần, 150 người tham gia hoạt động hằng tháng, 400 người tham gia hội tết mỗi năm, gần 400 người nhận được thông tin từ nhóm mỗi lần.

Trang Facebook, YouTube của nhóm được tiếp cận bởi hàng ngàn người trên thế giới. Những buổi hoạt động, cụ thể như tổ chức hội xuân 2024 - tết Giáp Thìn đã được rất nhiều báo đài đưa tin khắp nước Mỹ.

"Dream team" và mơ ước vòng tay yêu thương lan tỏa

Oanh Bùi nhắc lại nhiều lần với tôi rằng chị biết ơn vô cùng những người bạn trong nhóm mà chị gọi là “Dream team” - nhóm giấc mơ. Hầu hết họ là những người cha người mẹ có con khiếm khuyết, là người đồng hành nuôi dạy con, bươn bả mưu sinh và tận lực lan tỏa yêu thương sẻ chia bằng vòng tay ấm áp, chân tình.

“Dream team” - những người đồng hành tích cực của Vòng tay cha mẹ Việt
“Dream team” - những người đồng hành tích cực của Vòng tay cha mẹ Việt

Họ đến với chị làm đầy Vòng tay cha mẹ Việt như một giấc mơ đẹp. Không có họ không chắc có một Vòng tay cha mẹ Việt như hôm nay. 7 năm qua, họ là những người bạn, người chị, người anh, người em tuyệt vời, cùng chung tay trong mọi hoạt động, lăn xả, nhiệt tình cống hiến mà không mảy may đòi hỏi bất cứ điều gì. Kinh phí ít ỏi xin được luôn dành trọn cho mọi hoạt động, cho các con.

Oanh Bùi cho biết số trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần ở Mỹ rất nhiều. Trung bình 25 trẻ sẽ có 1 trẻ gặp vấn đề. TP Boston, ở bang Massachusetts - nơi chị sống - là một trong những thành phố đông dân của nước Mỹ, có hơn 53.000 người Việt sinh sống, chưa kể còn có những sắc dân khác.

Số trẻ và gia đình cần giúp đỡ thực sự vượt xa khả năng hiện tại của nhóm. Chị hy vọng trong tương lai sẽ xin được trợ cấp kinh phí từ chính phủ hoặc cộng đồng để hỗ trợ đào tạo nhân lực, trả lương cho nhân viên, thuê văn phòng, tìm một CEO toàn tâm toàn ý điều hành và duy trì hoạt động của Vòng tay cha mẹ Việt.

Oanh Bùi cũng như những người cha, người mẹ trên thế giới này, khi sinh ra con là suốt đời luôn mong muốn vòng tay mình sẽ che chở ôm ấp các con mãi mãi. Là núm ruột của mình, dẫu như thế nào, con vẫn là con của cha mẹ. Trái tim của người cha, người mẹ có bao giờ thôi yêu thương con?

“Mọi đứa trẻ đều tuyệt vời và xứng đáng được yêu thương, tự hào. Tôi cùng nhóm Vòng tay cha mẹ Việt sẽ dành cả đời này để giúp những người cha người mẹ tin và làm điều đó” - chị chia sẻ.

Yêu thương sẽ nhất định lan tỏa. Cái đẹp ở nhân gian có thăng trầm nhưng không bao giờ tàn lụi. Tôi viết những dòng này về Oanh Bùi thay lời chúc, mong chị chân cứng đá mềm, lan tỏa mãi nguồn năng lượng yêu thương.

Triệu Vẽ

- Ảnh do nhân vật cung cấp

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Làm mới tình cũ

    Làm mới tình cũ

    27-12-2024 06:15

    Thì ra tình già cũng cần chăm bón, cần tưới tắm để tình mãi xanh tươi như thuở ban đầu.

  • Thương hoài tóc vấn khăn lươn

    Thương hoài tóc vấn khăn lươn

    26-12-2024 11:17

    Vành khăn lươn luôn được nội vấn chỉn chu giống như lời tri ân của nội dành cho phong tục truyền thống. Đó cũng là lời nội ngầm răn dạy con cháu.

  • Tuổi già rực rỡ trên sàn nhảy

    Tuổi già rực rỡ trên sàn nhảy

    26-12-2024 06:11

    Bà Lý Thị Bình (81 tuổi, TPHCM) luôn cháy hết mình trong những điệu nhảy, từ điệu slow đến tango, rumba, chachacha…

  • Giả bộ nấu xà bần

    Giả bộ nấu xà bần

    25-12-2024 16:14

    Đó có lẽ là món ăn nhanh có lịch sử lâu đời nhất của đàn bà con gái miền Tây, nhưng sau này có lẽ món ấy chỉ còn trong lời kể.

  • Đưa mẹ đi chơi

    Đưa mẹ đi chơi

    25-12-2024 10:25

    Họ đã quyết định tạm gác lại nhiều thứ, dành thời gian đưa mẹ tham gia những chuyến du lịch đặc biệt.

  • Tại sao đàn ông không biết làm việc nhà?

    Tại sao đàn ông không biết làm việc nhà?

    25-12-2024 06:47

    Trước khi muốn huấn luyện chồng, bạn phải quên đi nếp nghĩ “thâm căn cố đế” của bà và mẹ bạn là “không nên bắt đàn ông mó tay vào việc nhà”.

  • U70 vẫn hào hứng mùa lễ hội

    U70 vẫn hào hứng mùa lễ hội

    24-12-2024 18:25

    Thay vì buồn vì đã già, hãy lạc quan đón nhận mọi thứ để cuộc sống thoải mái hơn, dù ở bất cứ lứa tuổi nào.

  • Chỉ đường cho hươu: Người bạn khác thường

    Chỉ đường cho hươu: Người bạn khác thường

    24-12-2024 14:44

    Hễ cô gái nào bật đèn xanh và bày tỏ ý định nâng cấp tình bạn lên thành tình yêu là bạn ấy “tắt nguồn” và tránh mặt.

  • Gia đình là điểm tựa để thực hiện ước mơ

    Gia đình là điểm tựa để thực hiện ước mơ

    24-12-2024 12:15

    Với những doanh nhân, gia đình là là điểm tựa và là nguồn cảm hứng, minh chứng cho giá trị sản phẩm họ mong muốn đem đến thị trường.

  • Đón mùa lễ hội vui mà không “hao”

    Đón mùa lễ hội vui mà không “hao”

    24-12-2024 06:01

    Những ngày lễ, tết không áp lực sẽ là những kỷ niệm, ký ức đáng nhớ trong mỗi gia đình.

  • Mai ăn chi mẹ hè?

    Mai ăn chi mẹ hè?

    23-12-2024 19:21

    Ở trong gia đình với 4 thế hệ, việc nấu đúng với nhu cầu từng người sẽ khá vất vả, nhưng mẹ vẫn luôn chuẩn bị tươm tất.

  • Dạy con nghĩ tích cực

    Dạy con nghĩ tích cực

    23-12-2024 14:55

    Khi ta đổi cách nhìn nhận một vấn đề, dường như nó không còn là “vấn đề” nữa.

  • Mẹ và con chinh phục những cung đường, những đỉnh cao

    Mẹ và con chinh phục những cung đường, những đỉnh cao

    23-12-2024 06:45

    Chỉ trong vòng 5 tháng, mẹ và 2 con đã chinh phục thành công 4 đỉnh núi và 1 đỉnh đèo có độ cao từ 2.860m đến 4.575m.

  • Già đi, là chúng ta còn may mắn

    Già đi, là chúng ta còn may mắn

    22-12-2024 16:06

    Tuổi già nhất định sẽ đến. Nếu chúng ta ứng xử với nó một cách tích cực thì cuộc sống của chúng ta sẽ chủ động hơn, tích cực hơn.

  • Tuổi nào ta cũng yêu mình!

    Tuổi nào ta cũng yêu mình!

    22-12-2024 07:07

    Bà xem sự tự do trong cuộc đời là một đặc quyền và ngày nào còn tự do, ấy mới là ngày đáng sống.

  • Gửi tôi, người đàn bà 20 năm nữa

    Gửi tôi, người đàn bà 20 năm nữa

    21-12-2024 20:12

    Tôi hứa sẽ dưỡng mình thành người đàn bà nhiều nếp nhăn vui vẻ, không làm vướng bận hay phiền toái một ai...

  • Mang Huế xưa về gần mẹ cha

    Mang Huế xưa về gần mẹ cha

    21-12-2024 10:17

    Ông đã mang cả xứ Huế đặt trong nhà, chỉ để tặng cha mẹ, tặng cho ông bà nơi cố hương.

  • Giáng sinh đa văn hóa

    Giáng sinh đa văn hóa

    21-12-2024 06:28

    Gần 10 năm ở châu Âu, với tôi là những trải nghiệm khá đặc biệt về Giáng sinh giữa các nền văn hóa.