Vòng kiểm soát lớn hay nhỏ, do cha mẹ vẽ ra…

06/04/2018 - 10:24

PNO - Mình không thể làm thay cho con, nên phải làm sao cho chúng biết cách xử trí các vấn đề khi không có cha mẹ.

Cứ mỗi đợt xảy ra cháy nổ, tai nạn đuối nước, hội nhóm cha mẹ trên các diễn đàn lại bàn luận sôi nổi chuyện dạy kỹ năng sống cho con. Nhiều phụ huynh có quan điểm bảo vệ, giữa chặt con, che chắn con khỏi mọi hiểm họa. Đó có phải là cách đúng để nuôi dạy trẻ? Chúng tôi đã trò chuyện với tiến sĩ tâm lý Lê Thị Linh Trang xung quanh chủ đề này.

Vong kiem soat lon hay nho, do cha me ve ra…
Tiến sĩ Lê Thị Linh Trang trong một chương trình công tác xã hội và hướng dẫn kỹ năng cho trẻ ở Bến Tre

* Phóng viên: Ai cũng hiểu, làm cha mẹ là “toàn tâm, toàn năng” với con, yêu thương con và cũng lường hết những hiểm nguy. Chúng ta vẫn phải  “thả” cho con trẻ trải nghiệm cuộc sống, để trẻ trưởng thành và phát triển. Nhưng trẻ con vẫn là trẻ con, chúng khó có thể nhận ra ranh giới giữa nguy hiểm và an toàn. Là người nghiên cứu tâm lý và cũng là người mẹ, chị xử lý chuyện này như thế nào?

Tiến sĩ Lê Thị Linh Trang: Như mọi bà mẹ, tôi cũng cân nhắc đủ điều khi nuôi dạy con. Chỉ riêng chuyện đạp xe đi học của bé, tôi đã phải đấu tranh tư tưởng khá “căng”. Con tôi biết chạy xe từ khi 4 tuổi. Đến khi con lên lớp Bảy, tôi mới dám để con thử chạy ra đường, và khi con vào lớp Tám, từ sau tết này tôi mới cho con đi học một mình bằng xe đạp.

Thứ Hai con đi học thì tối Chủ nhật là tôi cùng con dẫn xe ra lau chùi. Sáng hôm sau, tôi chạy xe theo con đến trường, quan sát cách con chạy xe, cách con dẫn xe vào bãi, gửi xe, lấy thẻ… Và tôi đã ngạc nhiên khi thấy con làm mọi việc một cách thuần thục, tự tin. Như vậy là con đã quan sát bạn bè từ lâu và làm được điều ấy một cách tự nhiên.

Vong kiem soat lon hay nho, do cha me ve ra…
TS Lê Thị Linh Trang

Từ những trải nghiệm trong việc dạy con, tôi nhận ra rằng, trẻ con làm đúng hay làm sai là do từ đầu mình định hướng ra sao. Mình không thể làm thay cho con, nên phải làm sao cho chúng biết cách xử trí các vấn đề khi không có cha mẹ. Chúng ta lường trước được những hiểm nguy nên cần hướng dẫn cho con và phải hướng dẫn con từ khi chúng còn rất nhỏ. Nhiều người nghĩ trẻ nhỏ thì biết gì, nhưng thật ra, những gì ta dạy trẻ từ khi còn nhỏ, sẽ được trẻ tiếp thu nhanh và nhớ lâu hơn. 

Ví dụ với tình huống cháy nổ, ngay từ ngày còn nhỏ, tôi đã hướng dẫn con phải biết để ý những gì bất thường trong nhà, như tia lửa điện xẹt, mùi lạ, âm thanh… để tìm ra nguyên nhân mà báo cho người lớn. Nếu thấy cháy thì phải dắt ông bà ngoại, ôm ba-lô ra trước cửa nhà, phải quan sát các con đường trước nhà để thoát ra hướng nào thông thoáng và đến nơi mà tôi có thể tìm ra cháu… Được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như vậy mọi việc sẽ in vào tiềm thức của trẻ và khi có sự việc xảy ra, những hiểu biết đó sẽ trỗi dậy, giúp trẻ tự nhiên hành động theo.

* Gần đây, người ta vẫn nói nhiều đến dạy kỹ năng cho trẻ. Theo chị, dạy như thế nào là đúng hướng?

- Liên Hiệp Quốc đã từng định hướng thứ bậc mục tiêu trong giáo dục thế kỷ XXI là thái độ, kỹ năng, sau đó là tri thức. Xưa nay, giáo dục của ta vẫn chú trọng nhiều đến tri thức hơn là kỹ năng. Phần kỹ năng có được đưa vào giáo dục, nhưng mang tính hình thức nhiều hơn. Tập hợp hàng trăm trẻ lại trong một sân trường rộng để hướng dẫn kỹ năng là điều không có mấy tác dụng. 

Vai trò của gia đình trong việc dạy kỹ năng rất quan trọng, bởi chúng ta tiếp xúc với trẻ hằng ngày, chúng ta tạo ra môi trường cho trẻ và chúng ta hiểu biết con em của mình hơn bất cứ ai. Chỉ chúng ta mới lường được những nguy hiểm có thể xảy ra với con mình, tạo ra những bối cảnh để con có cơ hội thực hiện điều mình chỉ dẫn, hiểu con để lựa chọn cách tốt nhất trong các tình huống mà ứng xử.

Dạy kỹ năng cho trẻ như thế nào là đúng hướng? Tôi cho rằng, cốt lõi của kỹ năng chính là nhận thức, là thái độ của trẻ đối với vấn đề an toàn. Còn lại chỉ là kỹ thuật, chỉ cần được hướng dẫn và lặp đi lặp lại. Làm sao cho trẻ hiểu được và coi trọng sự an toàn của mình và mọi người. Đây không chỉ là vấn đề với trẻ con mà cả với người lớn. Người lớn chúng ta thường thờ ơ với những cuộc diễn tập phòng cháy chữa cháy, cho nên đến khi cháy thật thì chẳng nhớ cần làm gì. 

* Nhiều cha mẹ băn khoăn làm sao có thể biết được giới hạn an toàn để có thể thả tay cho trẻ tự trải nghiệm...

- Có những giới hạn chung cho từng lĩnh vực cần sự an toàn tới đâu, như thế nào, cha mẹ có trang bị bằng kiến thức và kinh nghiệm sống của mình. Ví dụ như, ăn uống như thế nào là an toàn, vui chơi như thế nào là an toàn, dùng thiết bị điện ra sao, khi lái xe cần tuân thủ điều gì… Tuy nhiên, giới hạn này cũng không rõ ràng và càng không cụ thể hoàn toàn với từng đứa trẻ.

Vòng tròn an toàn đó lớn hay nhỏ chính là do ta vẽ ra cho trẻ. Cái vòng đó chật chội quá thì trẻ sẽ bị ngộp. Cái vòng rộng quá trẻ sẽ không đủ sức bơi trong đó. Vậy thì độ lớn và nhỏ của nó là do ta hiểu trẻ đến đâu và trang bị cho trẻ như thế nào. Trẻ lớn lên dần thì cha mẹ cũng phải nới cái vòng đó ra. 

Nói tóm lại, nó phù hợp với từng đứa trẻ về thể chất, đặc trưng tâm lý, điều kiện, hoàn cảnh gia đình; trẻ khỏe mạnh thì khác với trẻ ốm yếu; trẻ nông thôn khác thành thị; sống ở khu dân cư khác ở chung cư, trẻ nhanh nhẹn hiếu động thì khác với trẻ điềm đạm hoặc khí chất yếu…

Dành nhiều thời gian cho trẻ để hiểu trẻ và trang bị cho trẻ kỹ năng, tạo điều kiện cho trẻ vận dụng, thực hành thường xuyên, đó chính là ta đã toàn tâm với trẻ. Còn cho dù có ai có thể toàn năng trong đời sống này, thì cũng không thể tránh hết được mọi rủi ro, nên cần dự phòng tối đa trong khả năng của mình và thích ứng với nó.

Ngoài ra, có những chuyện ta biết là thật sự nguy hiểm thì chỉ có một giải pháp duy nhất là cấm, ví dụ như, tôi cấm con tôi trượt cầu thang, cấm chạm tay vào điện, cấm con nghịch ngợm phá phách tay lái xe máy, xe ô tô, khi ngồi trên xe… 

Song Văn (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.

  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.