Vòng eo 56 và chuyện đời của Trinh

07/04/2016 - 10:42

PNO - Hiếm có nhân vật nào trong giới giải trí Việt không hoạt động nghệ thuật rầm rộ mà lại được công chúng chú ý nhiều như “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh.

Với công việc chính là người mẫu, cô không được xếp vào nhóm những siêu mẫu như Thanh Hằng, Xuân Lan, Hà Anh. Ngọc Trinh cũng chưa từng thử sức chạy theo trào lưu người mẫu làm diễn viên như nhiều đồng nghiệp. Nhưng nhất cử nhất động, lời ăn tiếng nói của Ngọc Trinh thường gây “bão” dư luận.

Từ những phát ngôn như “Yêu tôi tốn kém lắm”, “Không tiền cạp đất mà ăn” đến cách nói chuyện rặt giọng miền Tây “r” thành “g”, vần “ướp” thành “ớp” của Trinh hoàn toàn tương phản với vẻ ngoài sang trọng, thanh lịch. Cuộc đời cô từ lúc nghèo khổ ở quê đến khi phủ đầy nhung lụa hiện nay, hầu như không còn chi tiết nào Ngọc Trinh không kể trên truyền thông cho công chúng biết.

Những tưởng như vậy, với Vòng eo 56, bộ phim được giới thiệu “dựa trên câu chuyện có thật của nữ hoàng bikini Ngọc Trinh”, khán giả chẳng còn gì để xem bởi tất tần tật về cô đã phơi bày trên mặt báo. Nhưng khi câu chữ biến hóa thành hình ảnh và chứng kiến Ngọc Trinh tái hiện chính mình trên phim, khán giả chợt nhận ra còn nhiều điều thú vị về cô gái Trà Vinh này.

Phim mở ra với hình ảnh một cô bé nhà quê sún răng, đen nhẻm. Trong xóm nghèo ở thị trấn Cầu Quan, Trà Vinh, trò chơi yêu thích của Trinh là làm người mẫu. Sàn diễn là những bục gỗ tạm bợ, trang phục diễn là bộ đồ bộ lấm lem, thứ “lộng lẫy” duy nhất là đôi giày cao gót màu mè mượn của người lớn.

Vong eo 56 va chuyen doi cua Trinh
Ngọc Trinh chiếm cảm tình của người xem qua bộ phim Vòng eo 56

Tiếng cười giòn tan cùng những gương mặt ngây ngô của đám trẻ xung quanh reo hò mỗi khi Trinh và những “người mẫu” đi qua đi lại, đưa người xem trở về thời tuổi thơ của cô - một thời thiếu thốn vật chất nhưng tình cảm luôn đong đầy. Ở đó, có người cha lái xe ôm kiêm bán vé số nuôi bốn người con, có người mẹ sau (Trinh không gọi là mẹ kế) làm nông, nội trợ tảo tần thương con chồng như con ruột.

Cái nghèo, cái khổ bám riết cả gia đình sáu miệng ăn nhưng cha mẹ Trinh nhất quyết không cho hai cô con gái đi lấy chồng Đài Loan. Đoạn người cha giận dữ đập chén cơm đang ăn dở và tát tai Bích - chị gái Trinh - khi cô nhất quyết đòi lấy chồng nước ngoài để lấy hai trăm triệu trả nợ giúp mẹ cha là một trong những cảnh quay ấn tượng trong phim.

“Hai trăm triệu ăn cũng hết nhưng mày thì ba mẹ mất vĩnh viễn, tao cấm đó”, lý lẽ của người cha như xát muối vào lòng người xem. Vậy là Trinh - cô con út - thôi không dám đòi lấy chồng Đài Loan nữa. Cô chỉ biết ngồi bó gối khóc mà thổ lộ: “Con chỉ cần lên Sài Gòn kiếm tiền để trả hết nợ cho ba mẹ. Rồi con sẽ về quê lấy chồng, sinh con, ở với ba với mẹ”.

Ngoại hình khắc khổ của Công Ninh trong vai ngườ i cha, nét mặt thật thà quê mùa của nữ diễn viên Bích Hằng, cùng diễn xuất có nghề của họ như nâng cảm xúc của nữ chính Ngọc Trinh, truyền cho cô hóa thân sống động trong cảnh quay này để lấy nước mắt người xem, dù đây là lần đầu tiên cô diễn xuất trên màn ảnh. Xuyên suốt bộ phim, khán giả cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo của những người con, tình thương con vô bờ bến của người làm mẹ, là m cha và tình cảm anh em gắn bó.

Đó không chỉ là tính cách nhân vật, của những người trong gia đình Ngọc Trinh mà còn là phẩm chất chung của người Việ , đặc biệt là người dân miền Tây hồn hậu, chân chất. Chuyện bị chủ nợ đến đòi, đập phá, xiết đồ, hành hung con nợ; chuyện các cô gái nghèo chấp nhận lấy chồng xa để cha mẹ đổi đời; các thiếu nữ bỏ lên Sài Gòn rồi sa chân; chuyện người mẫu bán dâm… đâu chỉ trên phim mà còn là thực tế đang diễn ra trong xã hội.

Cách kể chuyện nhẹ nhàng, tình cảm của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng vốn được thấy trong Tuyết nhiệt đới, Bỗng dưng muốn khóc phù hợp với câu chuyện của Ngọc Trinh trên màn ảnh. Thế mạnh về mặt hình ảnh cũng được anh tiếp tục phát huy.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI