Vô tư 'xài chùa' hàng hóa của siêu thị

27/05/2015 - 07:01

PNO - PN - Do có con mọn nên mỗi lần đưa con đi Trung tâm thương mại Aeon (số 30 đường Bờ Bao Tân Thắng, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM), tôi luôn sử dụng các phòng chăm sóc trẻ.

edf40wrjww2tblPage:Content

Các phòng chăm trẻ ở đây được thiết kế hiện đại, sạch sẽ với bàn thay tã, buồng cho bé bú, ghế chờ. Riêng căn phòng lầu hai còn có thảm chơi cho bé, có nước nóng lạnh để pha sữa cùng các dung dịch rửa bình, sữa tắm cho bé. Tất cả đều miễn phí.

Nhưng thật tiếc là ý thức của những thượng đế đang phá hỏng những căn phòng này. Buồng cho bé bú được bố trí chiếc ghế sô pha, có rèm kéo kín đáo. Nhiều lần tôi nghĩ có người bên trong nên kiên nhẫn ôm con đứng chờ. Đợi cả chục phút, con khóc vì khát sữa, tôi rón rén ngó vào trong, hóa ra là một cô gái trẻ đang hồn nhiên nằm ngủ. Khi khác là cảnh hai-ba cô túm tụm chiếm dụng chiếc ghế sô pha, “tám liên hồi”. Tôi ý nhị nhờ các cô ra chiếc ghế phía ngoài ít phút thì các cô chẳng ngại buông những lời khiếm nhã hoặc lý do: “Em đau bụng quá, chị ngồi ngoài cho cháu bú có chết ai”.

Trong phòng chăm trẻ có bàn thay tã, có bồn rửa tay, nhiều người biết rõ đây không phải toilet, nhưng vẫn thản nhiên bế những đứa trẻ ở tuổi mẫu giáo lên, cho bé tè tung tóe vào bồn rửa tay. Ngồi cho con bú, tôi cứ giật mình thon thót khi quá nhiều người lui tới lật rèm vải, sau đó mới “ồ, à”. Gần đây, Trung tâm đã bổ sung tấm bảng có dòng chữ “Phòng chăm sóc trẻ, đề nghị không sử dụng sai mục đích”, nhưng tình hình cũng chẳng cải thiện bao nhiêu.

Vo tu 'xai chua' hang hoa cua sieu thi

Tấm bảng nhắc nhở đã xuất hiện, nhưng vẫn có người cố tình lờ đi - Ảnh: T.Minh

Vo tu 'xai chua' hang hoa cua sieu thi

Mẹ để bé vô tư lấy bánh của siêu thị ăn khi chưa tính tiền (Ảnh chụp tại Co.opmart Thắng Lợi, Q.Tân Phú - Ảnh: Nghi Anh)

Siêu thị này vốn rất đông khách Nhật, tôi quan sát thấy họ thay tã cho con gọn gàng, rồi nhanh chóng ra ngoài, nhường chỗ cho người tiếp theo. Ngược lại, khi một em bé Việt cần thay tã, thì cả gia đình vào ngồi lê la, vứt xe đẩy hàng choán lối đi, bà ngoại gọi điện thoại, cha chơi game, anh chị của trẻ thì chạy nhảy ồn ào, xả rác, dùng nước bừa bãi.

Đáng ngại nhất là những chuyện kỳ cục tại phòng chăm sóc trẻ ở lầu hai. Phòng này nằm trong khu vực bán hàng tự chọn, ngay phía ngoài là những kệ hàng vật dụng của trẻ nhỏ. Kết quả, trong phòng có rất nhiều món đồ như bình sữa, ca nước, lọ thức ăn chưa được tính tiền bị cha mẹ “trưng dụng” dùng cho con, sau đó vứt lăn lóc trên sàn với nguyên tem, nguyên giá.

Một số hàng hóa khác được biển thủ vào trong các túi đựng đồ rồi theo xe đẩy, xe nôi của bé ra về, gây thiệt hại không nhỏ cho siêu thị, khiến một chiếc bảng đáng xấu hổ khác phải xuất hiện: “Quý khách vui lòng không mang hàng hóa chưa thanh toán vào phòng”. Tôi đã chứng kiến một bà trẻ mẹ người Trung Đông vội dắt ngay hai đứa con ra ngoài, tỏ thái độ vì không muốn bọn trẻ thấy cảnh một cô giúp việc người Việt Nam điềm nhiên ra kệ hàng lấy cái ly nhựa vào phòng để rót nước uống.

Hành vi của người lớn sẽ hình thành thói quen cho trẻ nhỏ. Các siêu thị nước ngoài thường thiết kế lỏng lẻo “lối ra” của hàng hóa, bởi họ tin vào ý thức của thượng đế. Tôi biết trên mạng rất nhiều người trộm hàng từ các siêu thị tại Nhật Bản rồi gửi về Việt Nam bán với giá rẻ.

Hôm vừa rồi, con lớn của tôi cho mẹ xem một trang web bán áo đầm hàng hiệu với dòng giới thiệu: “Hàng lấy trộm từ công ty nên rất xịn, còn nguyên code...”. Rất nhiều khách đã bấm “like” và hỏi giá sản phẩm đó. Thật đáng lo ngại khi chuyện trộm cắp của người lớn diễn ra công khai trước mắt bọn trẻ, thậm chí được đồng tình...

T.MINH (Q.Tân Phú, TP.HCM)

Bài viết tham gia diễn đàn "Người Việt xấu xí?" xin gửi về địa chỉ email bandocphunu@gmail.com

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI