“Vợ tôi là số một”

28/06/2014 - 07:32

PNO - PN - Bản lĩnh Đức luôn là thành trì đáng gờm nhất ở các kỳ World Cup, và người hâm mộ mặc nhiên định hình “chất thép” ấy với sự lạnh lùng, ít biểu hiện tình cảm hoặc thiếu lãng mạn. Tuy nhiên, chuyện nhà của hai huấn...

edf40wrjww2tblPage:Content

 “Vo toi la so mot”

Vợ chồng Klins mann và Debbie vui mừng chào đón con trai đầu lòng

Kết thúc World Cup 2006, Juergen Klinsmann từ giã cương vị huấn luyện viên (HLV) đội tuyển Đức. Chính Klinsmann đã thổi một làn gió mới vào đội Đức bằng cách tin dùng lứa cầu thủ trẻ. Vào đến bán kết với lực lượng trẻ đáng được xem là thành công nhưng Klinsmann đã chọn cách ra đi.

Trong thời gian làm HLV đội tuyển Đức, Klinsmann đã bị chỉ trích vì thời gian có mặt ở Mỹ nhiều hơn ở Đức với các tuyển thủ. Ông dùng các phương tiện hiện đại để hướng dẫn các cầu thủ luyện tập, còn chỉ đạo thực tế trên sân là trợ lý Joachim Loew, người sau đó đã trở thành HLV trưởng đội Đức cho đến nay.

Nhiều người tin rằng Klinsmann từ giã nước Đức vì ông không muốn xa người vợ xinh đẹp và tài năng Debbie Chin, một người Mỹ gốc Hoa. Debbie Chin gặp Klinsmann khi ông còn thi đấu cho Inter Milan. Đó là thành phố cô đang học ngành thiết kế đồ họa cùng lúc với việc trình diễn thời trang theo hợp đồng với Elite, công ty người mẫu hàng đầu thế giới.

Sau nhiều năm thi đấu ở các nước khác nhau, Klinsmann bắt đầu nghĩ đến một bến đỗ, tất nhiên là bên cạnh Debbie. Năm 1995, họ tổ chức lễ cưới và Debbie rút dần khỏi hoạt động thời trang để dành thời gian cho cuộc sống gia đình. Tổ ấm của họ đông vui hơn khi các thiên thần nhỏ chào đời. Hai năm sau hôn lễ, họ chào đón con trai đầu lòng Jonathan Klinsmann, cũng là lúc Debbie chia tay sàn catwalk. Bốn năm sau, họ có con gái Laila. Khi Laila mừng sinh nhật đầu tiên thì Klinsmann chia tay đời cầu thủ.

“Vo toi la so mot”

HLV Juergen Klinsmann và vợ Debbie Chin

Ngay từ lúc có Jonathan, Klinsmann đã luôn tự hỏi: “Khi con trai cưng lớn lên, nó sẽ ở đâu?”. Hai vợ chồng luôn bàn với nhau về chuyện đó. Tất nhiên họ muốn Jonathan sum họp bên cạnh đại gia đình. Vì thế, chỉ có hai phương án được đặt ra: ở Stuttgart, nơi bố mẹ Klinsmann đang sống, hoặc California, nơi đại gia đình họ Chin sinh trưởng từ nhiều thế hệ. Có một điều chắc chắn là, dù ở đâu thì cả nhà Klinsmann và Debbie vẫn sống cùng nhau.

Debbie nhường quyền quyết định cho Klinsmann, dù trong thâm tâm cô muốn sống ở California hơn. Bố mẹ Chin nhập cư vào Mỹ khi cô còn chưa ra đời, nhưng truyền thống đại gia đình phương Đông đã ăn sâu vào tâm trí của Debbie từ khi cô còn nhỏ. Cuối cùng, Klinsmann chọn ổn định cuộc sống gia đình tại Mỹ cũng vì cân nhắc điều tốt nhất cho vợ con.

Khi Klinsmann nhận chức HLV đội tuyển Đức hồi năm 1996 cũng như hiện nay với đội Mỹ, nhiều người cho rằng Debbie đã giúp chồng mình rất nhiều về kỹ thuật đồ họa để anh có thể giúp các cầu thủ hiểu thêm về các bài tập qua những sơ đồ dễ hiểu và dễ nhớ. Thực tế là, ở Mỹ có không ít chuyên gia “siêu đẳng” hơn Debbie về kỹ thuật và tuyển Mỹ hoàn toàn đủ điều kiện để hợp tác với các chuyên gia hàng đầu. Nhưng, điều đáng trân trọng là, giữa Debbie và Klinsmann luôn khắng khít “đồng vợ đồng chồng”, không ít lần Debbie đưa ra những ý tưởng giúp Klinsmann tăng hiệu quả công việc.

Năm 2004, sau thất bại của đội tuyển Đức tại vòng chung kết Euro, Rudi Voeller bị sa thải, Liên đoàn bóng đá Đức (DFB) bắt đầu tìm người thay thế. Ứng viên đầu tiên được nhắc đến là Hitzfeld, HLV từng có nhiều thành công với các CLB ở Đức. Điều oái oăm là sau khi đưa Bayern Munich đến với chức vô địch quốc gia, HLV 55 tuổi này lại tuyên bố lánh xa hoàn toàn mọi hoạt động bóng đá suốt một năm để dành trọn thời gian cho Beatrix, người vợ đã sống cùng ông 28 năm nay. “Tôi không thể dành nhiều thời gian cho Beatrix từ nhiều năm. Bây giờ tôi muốn bù đắp cho vợ”, Hitzfeld nói.

“Vo toi la so mot”

Về hưu sau World Cup 2010, HLV Hitzfeld có nhiều thời gian bên vợ

Thế nhưng, lời mời của DFB quá hấp dẫn. Chức danh HLV đội tuyển, với nhiều người, chỉ đến một lần trong đời. Dù vậy, Hitzfeld vẫn khẳng định: “Tôi chỉ nhận lời nếu Beatrix gật đầu vì bà ấy đã rất vui khi tôi báo là sẽ không dính dáng gì đến bóng đá trong suốt năm tới”, ông Hitzfeld nói với tờ Bild.

Cả nước Đức chờ câu trả lời của Beatrix, và kết quả đến trong vài ngày sau, thông qua lá thư mà bà Beatrix gửi đến báo chí: “Tôi không muốn cản đường phát triển sự nghiệp của chồng. Nếu Hitzfeld muốn làm việc cho DFB, tôi vẫn đứng phía sau để ủng hộ chồng”.

Cả nước Đức thở phào, nhưng bất ngờ vẫn chưa hết, bởi chính Hitzfeld lại có suy nghĩ khác: “Tôi suy nghĩ rất nhiều và thấy rằng mình không thể cứ mãi để Beatrix chờ đợi một kỳ nghỉ đúng nghĩa. Tôi quyết định không tham gia đội tuyển Đức để dành toàn bộ thời gian cho Beatrix”.

Không phải là không nhiều trăn trở trước khi Hitzfeld quyết định như thế, nhưng tất cả đều tôn trọng quyết định của ông. Thực tế, Hitzfeld không chỉ ngưng bóng đá một năm mà đến hai năm. Sau đó, ông trở lại CLB Bayern Munich một mùa nữa trước khi nhận lời dẫn dắt đội tuyển Thụy Sĩ từ năm 2008 - Tất nhiên, quyết định này đi kèm với… cái gật đầu của bà Beatrix.

Không nản lòng với những thất bại liên tiếp ở World Cup 2010 và Euro 2012, Hitzfeld vẫn kiên trì với ý tưởng xây dựng một đội tuyển Thụy Sĩ trẻ trung và đủ sức chiến đấu với mọi đội tuyển trên thế giới. Đội bóng của ông đã làm được điều đó khi đoạt vé đến World Cup 2010.

Dù đã hết lòng xây đắp cho tuyển Thụy Sĩ và tin vào tương lai của bóng đá nước này, nhưng ông Hitzfeld vẫn quyết định về hưu sau World Cup 2010. “Đó là quyết định không thể đảo ngược vì đã đến lúc tôi dành toàn bộ thời gian còn lại cho gia đình".

 THIỆN NGA

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI