Võ sĩ Nguyễn Thị Thanh Trúc: Nữ tính của... cơ bắp

14/04/2016 - 14:12

PNO - Tôi tự lập sớm, nên tính cách rất mạnh mẽ, nhưng sống thiên về tình cảm, nội tâm. Coi phim, xem kịch, gặp tình huống khốn khổ, rất dễ tuôn nước mắt.

Nguyễn Thị Thanh Trúc, võ sĩ nổi bật của đội tuyển Muay Thái TP.HCM, một trường phái võ thuật có tính đối kháng mãnh liệt. Cô tự vẽ chân dung của mình: đen, cơ bắp. Nhưng cô gái “giống con trai hơn cả con trai” lại rất dễ xúc động, mau nước mắt, luôn mở lòng với mọi người…

* Đang là sinh viên Đại học Sư phạm, tại sao bạn lại trở thành võ sĩ Muay Thái?

- Năm 2009, tôi trúng tuyển trường Đại học Sư phạm TP. HCM. Khi đi thi đại học, tôi có quen một chị nhà ở Sài Gòn. Tình cờ, hai chị em cùng đậu và cùng học một lớp. Tôi nhờ chị kiếm giúp phòng trọ và tâm sự nhiều với chị về hoàn cảnh gia đình. Thật bất ngờ, chị ấy bảo tôi về nhà ở chung, chỉ vì thấy tôi thật thà chất phác.

Chị tên Trần Thị Mỹ Nga, đang sống với chồng và đứa con hai tuổi. Ông xã của chị, anh Đào Văn Thăng là võ sư võ cổ truyền, còn chị là kiện tướng môn đẩy gậy. Thời điểm đó, anh chị đang nuôi dạy bốn em học trò lớp 7, lớp 8, cùng học võ với nhau. Trong một căn phòng nhỏ, đám trẻ nằm như cá mòi giữa phòng, còn anh chị và con nhỏ nép vào một góc. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi có cơ duyên gặp một gia đình võ thuật và chơi thể thao chuyên nghiệp.

Đầu năm 2010, tôi bắt đầu tiếp xúc với võ cổ truyền. Chồng chị Mỹ Nga dạy cho tôi những bài quyền đầu tiên, một tuần ba buổi. Tôi tập chủ yếu vì sức khỏe. Khoảng nửa năm sau, anh chị giới thiệu và tạo điều kiện cho tôi đi làm ở một rạp xiếc. Tôi biểu diễn những bài quyền, múa lân sư rồng... Khi tôi đang học cuối năm thứ hai đại học thì công ty có rạp xiếc giải thể. Đó cũng là lúc môn Muay Thái bắt đầu phát triển mạnh. Vợ chồng anh chị lại giới thiệu tôi với thầy Cao Văn Tài, cũng là “sư phụ” của anh chị, hiện đang là huấn luyện viên trưởng môn Muay Thái đội tuyển TP.HCM.

Vo si Nguyen Thi Thanh Truc: Nu tinh cua... co bap
Võ sĩ Nguyễn Thị Thanh Trúc

* Bạn đã từng rất khó khăn để mưu sinh ở Sài Gòn. Thời gian dành cho Muay lại không thể kiếm ra tiền...

- Ở Sài Gòn, tôi phải tự kiếm sống. Tôi nhận trang trí bong bóng tiệc cưới, rửa chén bát, đi phát tờ rơi, phụ dọn nhà, lau chùi, bán sữa đậu nành, phụ hồ… Việc gì cũng làm, miễn sao có tiền và là công việc chân chính.

Vì thế khi được tập Muay, tôi vừa mừng, vừa lo. Nếu đi học, đi tập thì không còn thời gian để đi làm. Tôi loay hoay lựa chọn giữa việc đi tập và đi làm. May mắn, tôi được chị Nga, anh Thăng tiếp tục giúp đỡ phần ăn uống, chỗ ở. Khi nào đi làm có tiền, tôi gửi lại cho anh chị. Anh chị cũng khó khăn, ở nhà thuê, nhưng giàu có về tấm lòng cưu mang, tạo điều kiện cho tôi ăn học, chỉ dạy từ cách kiếm sống đến cả cách đối nhân xử thế.

* Bạn học được gì từ cách sống của anh chị ấy?

- Tôi là đứa con gái nhút nhát, quê mùa không biết gì, ngại tiếp xúc. Anh chị dạy cho tôi những điều nên làm, cần làm, sống trung thực, tình cảm, kính thầy, nể bạn.

Có tình thương của anh chị, có niềm đam mê, tôi quyết định tập trung vào thi đấu, dù không có đồng nào vì không đi làm, không có chi phí từ gia đình. Vài tháng sau, tôi đoạt huy chương vàng vô địch toàn TP.HCM, được chính thức vào đội tuyển Muay của TP vào năm 2012, bắt đầu sự nghiệp võ thuật.

Để được vào đội tuyển, trước đó tôi phải nỗ lực tập luyện rất nhiều, tập gấp đôi người khác, vì tôi không được thông minh lanh lợi. Tôi lại tiếp tục may mắn khi được học với thầy Cao Văn Tài, một người tận tâm với nghề, rất thương học trò, truyền cho tôi nhiệt huyết của võ thuật. Tôi xem thầy như cha. Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm trong thi đấu nên thua liên tục, nhưng sau những trận thua tôi quyết tâm, nỗ lực nhiều hơn. Cứ mỗi lần lên đài là tôi lại dặn mình phải cố gắng hết sức. Những nỗ lực ấy đã giúp tôi có được huy chương vàng giải Muay châu Á, khi đó tôi vào đội tuyển mới được bảy tháng.

* Nhìn bạn rất oai hùng ở sàn tập cũng như trên sàn đấu, có ai bảo bạn rất giống con trai?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI