Vợ nguyên viện trưởng VKS nói "tự tử do xấu hổ với gia đình"

01/04/2014 - 10:38

PNO - PNO - Trong phiên sơ thẩm lần thứ nhất, HĐXX đã tuyên trả hồ sơ để làm rõ nhiều vấn đề liên quan, trong đó có vai trò của chồng bị cáo – Cán bộ Viện KSND tỉnh Bình Phước, nguyên Viện trưởng Viện KSND huyện Hớn Quản và con gái...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Ngày 1/4, TAND tỉnh Bình Phước đã mở phiên xét xử sơ thẩm lần 2 đối với bị cáo Nguyễn Thị Sạnh (SN 1960, ngụ khu phố 3, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, sau một thời gian điều tra bổ sung theo quyết định trả hồ sơ của tòa.

Vo nguyen vien truong VKS noi

Bị cáo Sạnh tại phiên xử sơ thẩm lần 2 sáng 1/4.

Tại phiên xử lần này, trước đề nghị hoãn phiên tòa của các bị hại với lý do cần triệu tập nhân chứng quan trọng là bà Trần Thị Thắm, con gái bị cáo, sau khi hội ý, HĐXX tiếp tục tiến hành xét xử vì cho rằng lời khai của bà Thắm đã có trong hồ sơ vụ án. Hơn nữa theo luật, HĐXX không có quyền áp giải bà Thắm.

Trả lời câu hỏi của HĐXX về phương thức vay tiền của các bị hại, bị cáo Nguyễn Thị Sạnh cho rằng do có mối quan hệ quen biết, lại đưa ra mức giá cao nên dễ dàng vay được tiền của các bị hại.

"Khi vay, bị cáo có nghĩ mình có khả năng hoàn trả số nợ trên không? Vì sao bị cáo lại đưa ra mức lãi quá cao (9%) để vay bằng được tiền của các bị hại", chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi.

Trước câu hỏi này, Nguyễn Thị Sạnh đưa ra lý do mình có tài sản là cây xăng, vườn tiêu... nên nghĩ rằng mình có khả năng trả nợ. "Tuy nhiên, khi nợ càng ngày càng lớn, vì muốn giữ uy tín cho chồng con nên khi không thể trả nợ được, bị cáo mới vay lãi cao để trả nợ", bị cáo Sạnh trình bày.

Vo nguyen vien truong VKS noi

Vo nguyen vien truong VKS noi

Bị hại trình bày ý kiến trước tòa.

Trước câu trả lời của bị cáo, các bị hại đều đồng loạt cho rằng, việc vay mượn tiền đều do bà Sạnh chủ động đề nghị với mức lãi 2%. Trong những lần vay tiền, đều có sự có mặt của ông Trần Hoàng Sơn, chồng bị cáo, lúc bấy giờ là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hớn Quản.

"Vì nghĩ chồng bị cáo là người ở cơ quan công quyền, lại là viện trưởng viện kiểm sát nên tôi mới cho mượn tiền. Ai dè lại bị vợ chồng ông Sơn, bà Sạnh lừa mất hết tiền", bị hại Nguyễn Thị Liên bức xúc.

Cũng theo các bị hại, hành vi của bị cáo Nguyễn Thị Sạnh là rõ ràng, vì quá tin tưởng bị cáo Sạnh cũng như dựa vào uy tín của ông Trần Hoàng Sơn, nên họ đã cả tin giao hàng chục tỷ đồng cho bị cáo, bị bà Sạnh lừa gạt. Vì vậy, các bị hại đề nghị HĐXX xử lý nghiêm hành vi của bị cáo Sạnh, đồng thời tuyên buộc bị cáo Sạnh cùng ông Trần Hoàng Sơn hoàn trả lại số tiền 27 tỉ đồng (hơn 5 tỉ đồng đã được cơ quan điều tra chuyển qua vụ án dân sự - PV) cho các bị hại.

Chiều 1/4, phiên tòa xét xử lần 2 đối với bị cáo Nguyễn Thị Sạnh tiếp tục với phần xét hỏi.

Vo nguyen vien truong VKS noi

Vo nguyen vien truong VKS noi

Các bị hại trình bày trước tòa.

HĐXX tiếp tục "truy" bị cáo Nguyễn Thị Sạnh về số tiền đã vay của các bị hại: Vay với mục đích gì? Huy động số tiền lớn như vậy để làm gì?...

Trước câu hỏi của HĐXX, cũng như tại phiên xử sơ thẩm lần 1, bị cáo Sạnh lại trả lời quanh co rằng mình vay tiền để trả lãi ngân hàng và trả nợ lãi cho các chủ nợ.

"Bị cáo nói trả lãi ngân hàng và trả nợ cho chủ nợ. Nhưng quá trình điều tra cho thấy, trong một thời gian ngắn, bị cáo huy động số tiền lên đến hơn 10 tỉ đồng, trong khi bị cáo lúc đó nợ chỉ hơn 2 tỉ đồng, vậy số tiền đó đi đâu", HĐXX truy vấn bị cáo Sạnh.

Tuy nhiên, với câu hỏi này của HĐXX, bị cáo Sạnh lại tiếp tục vòng vo, không đúng trọng tâm và không thể nào lý giải được những khoản tiền vay của mình.

Trước thái độ của bị cáo, chủ tọa phiên tòa đã phải nhắc nhở: "Bị cáo là người may mắn hơn so với các bị cáo trong các vụ án khác, vì được cho tại ngoại. Như vậy, bị cáo có đủ thời gian để tìm hồ sơ, tài liệu lý giải cho những việc mình đã gây ra. Tuy nhiên, trước phiên tòa hôm nay, bị cáo vẫn không đưa ra được câu trả lời phù hợp...".

Kết thúc phần xét hỏi, các bị hại đề nghị được đối chất với ông Trần Hoàng Sơn, chồng bị cáo, người được cơ quan tố tụng cho rằng có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đồng thời đối chất với đại diện các ngân hàng về khoản vay của vợ chồng bị cáo Sạnh.

Trước đề nghị này, HĐXX đã trích đọc những bút lục lời khai các hợp đồng tín dụng trong lúc làm việc giữa cơ quan điều tra với vợ chồng ông Sơn và các ngân hàng để các bị hại được rõ và đưa ra ý kiến.

Tòa tiếp tục phần xét hỏi. Trả lời câu hỏi của đại diện Viện KSND tỉnh Bình Phước “việc bị cáo vay tiền thì chồng bị cáo có biết hay không? tại sao bị cáo tự tử?”, bị cáo Nguyễn Thị Sạnh trả lời: “Việc vay mượn của bị cáo, ông Trần Hoàng Sơn không hề biết. Còn việc bị cáo tự tử là do cảm thấy xấu hổ với gia đình”.

Hồi 16g40, tòa tạm nghỉ. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào sáng mai, ngày 2/4.

Theo cáo trạng, từ đầu năm 2009 đến ngày 31/3/2010, lợi dụng mối quan hệ quen biết, bị cáo Nguyễn Thị Sạnh đã lừa vay tiền của nhiều người với lý do vay cho bạn bè, trả nợ cho người khác hoặc nói dối là “cần vốn làm ăn, vài ngày sau sẽ trả”, hoặc để kinh doanh xăng dầu, đáo hạn ngân hàng…

Với chiêu thức trên, bị cáo Sạnh đã lừa đảo, chiểm đoạt của 23 người với tổng số tiền lên tới 21,1 tỉ đồng.

Khi có tiền, bà này không sử dụng tiền vay vào những việc như đã hứa. Đồng thời, dù kinh doanh không thua lỗ, không nợ người khác, ngày 4/4/2010, bà lại tuyên bố vỡ nợ.

Thấy Nguyễn Thị Sạnh tuyên bố vỡ nợ, các bị hại đã làm đơn tố cáo và ngày 29/9/2011, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước khởi tố Nguyễn Thị Sạnh về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Đến ngày 24/9/2012, bị cáo Sạnh bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước thay đổi tội danh sang tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Đặng Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI