Vợ chồng NSND Văn Giỏi: Xế bóng, thương lại càng thương...

20/09/2021 - 06:00

PNO - Trong những buổi ngồi uống trà, bà nhắc lại chuyện xưa hồi mới lên Sài Gòn, vợ chồng son sống trong căn chòi trống trước trống sau lại cạnh bãi rác.

Trong căn nhà khang trang, NSND Văn Giỏi bấm thang máy tự di chuyển giữa các tầng lầu, khoan thai xách nước tưới cây, chăm chút bàn thờ khi ngày giỗ tổ sân khấu cận kề. Ánh sáng đã rời bỏ ông ở tuổi đôi mươi, nhưng Tổ nghiệp thương người chân thành, khổ luyện đã cho ông trái tim nhạy cảm cùng ngón đờn kỳ tuyệt. 

“Nếu được chọn lại, tôi vẫn quý nghề đờn. Nghề nào cũng cao quý nhưng nghề đờn làm cho người ta vui, rồi mình cũng vui” - nhạc sĩ trải lòng bên giai điệu réo rắt, dìu dặt của bài Phi vân điệp khúc.

Nhớ xưa mẹ cõng con đi...

Dù yêu nghệ thuật, danh cầm Trần Văn Giỏi vẫn không hướng các con nối nghiệp mà khuyến khích học chữ và chọn nghề theo sở trường. “Ba ngồi đờn cả đời cũng chỉ đủ cơm ăn, không dư dả để giúp người nghèo khó. Đứa nào hợp với nghề gì thì cứ phát huy, chọn con đường nào cũng phải ráng học” - ông căn dặn.

Ngón đàn tài hoa thay cho lời tri ân cuộc đời của NSND Văn Giỏi
Ngón đàn tài hoa thay cho lời tri ân cuộc đời của NSND Văn Giỏi

Bốn người con của ông là những kỹ sư, doanh nhân... đều thành đạt ở lĩnh vực chuyên môn, không ngồi chung sân khấu với ba nhưng cùng góp tay trong các đợt từ thiện giúp đỡ cho chùa, trẻ mồ côi, xây nhà tình thương cho bà con quê nghèo. 

Khi con trai út Trần Hồng Tú - sinh viên Trường đại học Luật tập tành làm người mẫu, đóng phim rồi phát thanh viên... ông không cản ngăn mà luôn nhắc con “lo học”.

Trong lần ngồi luyện đờn, các đệ tử chọc ghẹo “để con trai phát triển và nổi tiếng đi, chớ nó đẹp trai hơn thầy nhiều”, nhạc sĩ đùa lại: “Coi vậy chứ hồi trẻ tui “nhìn cũng được” chứ hông tệ à!”. Cả ban đờn cười xòa rồi cảm thương cho thời gian truân của thầy. 

Sinh năm 1944, lúc chín tuổi, cậu bé Văn Giỏi không may bị nhiễm dịch đau mắt hột, lây lan nhiều nhất ở trẻ em.

Người mẹ tất tả cõng con chạy chữa ở vùng chợ Ba Dừa (xã Long Trung) rồi đi khắp miệt Cai Lậy, Tiền Giang, nhưng không mấy cải thiện. Bao lần người mẹ quê quay mặt, giấu hai dòng nước mắt khi nghĩ đến tương lai của con trai duy nhất. Quyết giành giật cơ may với số phận, mẹ cõng con đi khắp nẻo tìm thầy thuốc.

Đôi mắt mờ dần theo năm tháng không ngăn được ham mê học đờn của cậu bé Văn Giỏi khi tài tử - cải lương đã ngấm vào máu qua tiếng đờn của ba, giọng ca của mẹ từ trong nôi. Ở quê nghèo, đường sình lầy trơn trợt nhưng cậu bé cứ ngày đêm lội bộ năm, mười cây số đến nhà cậu ruột và các thầy đờn trong vùng nhờ chỉ giáo. 

Những điệu lý, vọng cổ rồi 20 bản Tổ với ba nam - sáu bắc - bảy bài (lễ) - bốn oán đã thuộc nằm lòng khi tay đờn trẻ bước sang tuổi 18. Một thân một mình lên Sài Gòn thọ giáo các bậc gạo cội và tìm đất diễn, tuổi trẻ tài cao, nhạc sĩ Văn Giỏi sớm được các ban ca kịch, hãng băng, đài phát thanh mời ký hợp đồng hoặc cộng tác theo chương trình.

Trong một lần về quê thăm nhà, anh nhạc sĩ nhờ mẹ hỏi cưới cô bảy Hường ở xóm trên và còn nhấn thêm câu: “Phải là bảy Hường, không chịu ai khác”. Thì ra trong những đêm trống vắng, người trai ly hương chợt nhớ đến cô bạn nhỏ nhắn và nụ cười khúc khích từng gặp trong chương trình văn nghệ quần chúng ở quê nhà.

Từ năm 1969 và mãi đến ngày nay, người đồng hương, người bạn đời Võ Thị Hường luôn là đôi mắt, là hơi ấm của ông trên đường đời trải lắm thăng trầm, được mất. 

Với những đóng góp to lớn cho nền nghệ thuật nước nhà, danh cầm Văn Giỏi vinh dự được phong tặng danh hiệu NSND vào năm 2019
Với những đóng góp to lớn cho nền nghệ thuật nước nhà, danh cầm Văn Giỏi vinh dự được phong tặng danh hiệu NSND vào năm 2019

“Chừng nào bà về, sao đi lâu quá vậy?”

Con gái đầu lòng chào đời, nhìn ngắm gương mặt mũm mĩm, ngây thơ chưa lâu, ông giã từ ánh sáng hoàn toàn. Đôi tay từ ấy thay phần của đôi mắt, ông ôm hôn các con, sờ mặt, vuốt tóc để đo con được bao lớn; cũng có khi thử đờn một điệu lý xem con đã biết bắt nhịp chưa, thẩm âm có tốt không.

Bảy năm sinh bốn con (hai gái hai trai) đủ hiểu bà vất vả thế nào để tròn vai làm vợ, làm mẹ. Những lần sinh nở, em gái bà dưới quê lên trợ giúp, cứng cáp chút là bà lại phải một mình “cân hết”. Giỗ tiệc hai bên, bà tay bế tay bồng về quê bằng xe đò. Ông xê dịch khá bất tiện và lu bù với công việc, vừa đi diễn, vừa dạy đờn tại nhà.

Chấp nhận làm bạn đường của ông là nhận phần vất vả nhưng bà đâu có thời gian để ngồi tủi; cũng không mảy may tơ tưởng đến thứ hạnh phúc xa xỉ như món ăn chồng nấu, quà tặng hay cánh hoa hồng cùng lời nói du dương, màu mè. Bà chỉ mong ông khỏe mạnh và đi đờn có tiền nuôi con. 

Năm 1995, bà khởi nghiệp bán sữa tại nhà. Bắt đầu bằng vài lon, vài hộp lèo tèo trong chiếc tủ cũ do người họ hàng xuất ngoại để lại. Ngoài giờ học, các con đạp xe đi lấy hàng phụ. Lúc đầu cũng hồi hộp, lo ngại vì bà từ quê lên, ít giao thiệp, lại chưa bao giờ kinh doanh.

Nhưng nhờ bà vui vẻ, xởi lởi và có duyên buôn bán, tiệm sữa ăn nên làm ra, trở thành địa chỉ quen thuộc của bà con khu vực đường Hưng Phú, Q.8, TP.HCM. Từ đấy, lại có thêm hộp sữa trong khẩu phần “bà chủ” tẩm bổ cho ông nhạc sĩ.

Mấy lần ông được giới thiệu mổ mắt, cả nhà mừng rơn, đệ tử ruột xung phong chở đi. Ai cũng nuôi bao hy vọng trong lòng, tuy nhiên, đến ngày tháo băng, ánh sáng chẳng ùa về. Xót ông chịu đau, rồi cũng chỉ một màn đêm, bà càng chăm sóc ông hơn bằng bữa ăn tươm tất, bằng căn nhà sạch thoáng.

Vợ chồng NSND Văn Giỏi trong lễ cưới của con trai út Hồng Tú
Vợ chồng NSND Văn Giỏi trong lễ cưới của con trai út Hồng Tú

Không chìm ngập mãi trong vô vọng, ông vực dậy, tự thắp lên thứ ánh sáng của riêng mình, lại đờn, lại chơi cây kiểng... Mò mẫm, cắt tỉa, tạo dáng cây, ông là nghệ nhân đặc biệt từng tham gia triển lãm hội hoa xuân của TP.HCM. Miễn sao ông vui vẻ, yêu đời là cả nhà ủng hộ.

Với những được - mất đan xen nhau như lẽ đời vốn đủ vị đắng cay ngọt bùi, ông bà đều bình tâm, lặng lẽ đón nhận.

Cũng như trước sự thành công vang dội của bài Phi vân điệp khúc, Đoản khúc lam giang (ông sáng tác vào năm 1976) và vài năm sau là bài Vọng kim lang (cùng NSND Thanh Hải biến tấu từ dân ca liên khu 5 miền Trung), ông cũng không quá hãnh diện, hân hoan mà chỉ gói gọn trong lời chân chất, mộc mạc rặt miền Tây: “Có chút giai điệu dành tặng cho anh em, con cháu đờn ca chơi”. 

Ông chính thức bước lên sân khấu nhận danh hiệu NSND vào năm 2019 nhưng ngón đàn tươi mới, sắc sảo cùng những thể điệu mà ông sáng tác đã đi vào lòng khán thính giả mộ điệu gần nửa thế kỷ nay.

Cũng có lúc nghịch cảnh xô đến như muốn nhấn chìm ông. Đó là một buổi sáng của năm 2014, nhà ông bị cháy từ tầng hai. Những kỷ vật, hình ảnh quý giá tan biến theo làn khói. Ôm những cây đàn tri kỷ tri âm cháy xém, ông nghẹn ngào, giọt nước mắt kia chảy ngược vào trong. Ông sốc, đổ bệnh.

Hiểu ông dễ hoang mang, kém thích ứng hơn người sáng mắt, bà luôn bên cạnh, rỉ rả: “Chuyện xui xẻo qua rồi. Trong cái xui cũng còn có cái may là lúc đó ông ra đường uống cà phê với đệ tử, còn tui đi chợ, con bán ở tầng trệt, nhà mình phước lớn nên ai cũng an toàn mạng sống. Thôi, ông đừng buồn nữa!”. 

Trong những buổi ngồi uống trà, bà nhắc lại chuyện xưa hồi mới lên Sài Gòn, vợ chồng son sống trong căn chòi trống trước trống sau lại cạnh bãi rác.

Những ngày tháng cơ cực đó đã qua, làm lụng, tích cóp rồi cũng có được ngôi nhà đúng nghĩa. Bà gợi kỷ niệm hồi xưa dưới quê, vợ chồng hào hứng ôn lại, người này quên thì người kia nhắc. Cứ vậy, ông nguôi ngoai lúc nào không hay...

Bà Võ Thị Hường cùng các cháu nội, cháu ngoại.
Bà Võ Thị Hường cùng các cháu nội, cháu ngoại.

Vài năm gần đây, gia đình nhỏ của anh Hồng Tú dọn về chung sống với ông bà. Ngôi nhà luôn rộn ràng tiếng cười nói trẻ thơ, ông bà thêm cơ hội tận hưởng hạnh phúc của sự quây quần.

“Ba mẹ thực ra khá khắc khẩu nhưng hễ đi vắng một chút là ba trông, ba nhắc, ba gọi điện thoại hỏi mẹ chừng nào về, sao lâu quá vậy.

Nhìn ba mẹ như “hình với bóng”, tôi mới thấm câu xưa giờ ông bà mình nói: càng già càng thương nhau, càng sống với nhau càng quen hơi. Đó cũng là hình ảnh vợ chồng tôi mong ước, muốn vậy thì càng phải gìn giữ, quý trọng ngay từ giây phút hiện tại...” - anh Hồng Tú tâm sự. 

Tô Diệu Hiền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.