Vợ chồng như lúc mới yêu vì… tiền ai nấy giữ

28/03/2025 - 10:00

PNO - Nhìn vào cuộc hôn nhân của cha mẹ, Lan nhận ra rằng sự kiểm soát tuyệt đối có thể làm mất đi những điều ngọt ngào. Cô không muốn cuộc sống hôn nhân của mình như chiếc đồng hồ, lúc nào cũng đều đặn dịch chuyển theo guồng quay đã lập trình sẵn một cách nhàm chán.

Lan cảm thấy thoải mái và hạnh phúc khi không kiểm soát tuyệt đối tài chính của chồng - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cô cảm thấy thoải mái và hạnh phúc khi không kiểm soát tuyệt đối tài chính của chồng - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thảo Lan (hiện làm việc và sống tại TPHCM) lớn lên trong gia đình truyền thống ở miền Tây. mẹ cô là người đảm đang, nắm giữ “tay hòm chìa khóa” của tổ ấm. Hình ảnh người cha rốp rẻng gửi tiền lương hàng tháng cho mẹ đã in sâu vào tâm trí Lan, như một định luật bất biến của hôn nhân. Trông khá oai khi 1 tay nắm trọn tài chính, nhưng đổi lại mẹ Lan cũng khá nặng đầu vì phải cân đo chi tiêu hàng tháng của gia đình. Dù vậy, bà vẫn thường nói: "nắm giữ tài chính là cách phụ nữ "trói" chân chồng". Đồng thời, bà cũng gieo vào lòng Lan quan niệm ấy từ thuở ấu thơ.

Mẹ cô còn dạy: “Trước khi quen bạn trai, con phải khôn khéo dọ ý xem nếu kết hôn, cậu ta có chịu giao tiền cho vợ giữ hay không. Nếu không có ý định để vợ giữ tiền thì né cho xa ra”.

Lan rất thích xem các bộ phim về tình cảm gia đình và chúng đã góp phần nuôi dưỡng trong Lan niềm tin về một cuộc hôn nhân lý tưởng. Đặc biệt cô đã "luyện” bộ phim Cô vợ mẫu mực của Thái Lan không dưới 5 lần chỉ vì yêu thích tình tiết sau ngày cưới, người chồng mang hết tiền lương đưa cho vợ, mặc dù đây là người vợ được cha mẹ anh "chỉ cưới", chứ anh không hề có tình cảm. Đối với Lan khi ấy, việc chồng đưa tiền cho vợ là nghĩa vụ và vợ phải là người nắm tài chính để vun vén hạnh phúc gia đình.

Thế nhưng khi kết hôn, suy nghĩ của Lan lại quay ngoắt 180 độ. Cô không chọn con đường mẹ cô đã đi. Thay vào đó, hàng tháng cô và chồng trích một khoản lương để cùng nhau xây dựng quỹ chung - một sự đồng thuận ngọt ngào để lo toan cho tương lai. Ngoài ra, các chi phí sinh hoạt trong nhà cả 2 cũng cùng nhau đóng góp sòng phẳng chứ không "nạnh chồng". Trừ hết tiền góp quỹ và chi trả sinh hoạt, số tiền còn lại mạnh ai nấy giữ.

Lan tìm thấy sự tự do trong cách quản lý tài chính ấy. Cô không phải đau đầu với những bài toán chi tiêu, mà có thể thoải mái tận hưởng cuộc sống, mua sắm mà không cảm thấy áy náy. Đặc biệt, đối với Lan việc tiền bạc phân minh còn giúp cô lúc nào cũng thấy bản thân như lúc mới yêu.

Ví dụ như trong chuyến du lịch vừa rồi, cô là người mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn còn chồng cô là người chi trả các khoản ăn uống, dịch vụ vui chơi, quà cáp cho người thân. Ngoài ra, vào những dịp lễ như: 14/2, 8/3, 20/10… cô cũng có thể thoải mái mè nheo đòi quà hoặc được chồng dẫn đi chơi. Những chuyến du lịch, những món quà bất ngờ ấy khiến Lan cảm nhận được sự yêu chiều từ chồng và hiển nhiên chúng trở thành chất xúc tác giúp tình yêu của họ luôn mặn nồng mà không bị đóng khung bởi 2 chữ hôn nhân.

Lan kể, cô chưa từng thấy cha cô tặng quà cho mẹ vào những dịp đặc biệt, vì tiền mẹ cô đã giữ hết, ông chỉ đủ tiền xăng xe, cà phê sáng với đồng nghiệp. Dần dần, cha cô cũng không mặn mà với việc tạo bất ngờ hay làm điều gì đặc biệt cho mẹ mặc dù hồi còn trẻ ông được đánh giá là típ người lãng mạn. Nhìn vào cuộc hôn nhân của cha mẹ, Lan nhận ra rằng sự kiểm soát tuyệt đối có thể làm mất đi những điều ngọt ngào. Cô không muốn cuộc sống hôn nhân của mình như chiếc đồng hồ, lúc nào cũng đều đặn dịch chuyển theo guồng quay đã lập trình sẵn một cách nhàm chán. Cô không muốn như nhiều cặp vợ chồng khác chỉ biết nhớ về khoảng thời gian yêu nhau rồi luyến tiếc, ước ao vì cho rằng đó là khoảng thời gian đẹp nhất.

Đối với Lan, việc để cả 2 có một khoản dư riêng, để dành cho nhau những điều lãng mạn bất ngờ là cách cô chọn nhằm duy trì sự thoải mái và lửa hạnh phúc cho gia đình nhỏ. Tuy nhiên, Lan cũng đặt ra quy tắc bất di bất dịch trong việc sử dụng tiền bạc. Đó là khi chồng có ý định dùng tiền đầu tư, kinh doanh, hùn hạp làm ăn với bạn bè hay mua sắm món đồ giá trị… đều phải bàn bạc với cô và ngược lại.

Có thể, mỗi gia đình, mỗi người phụ nữ sẽ có một cách riêng để giữ lửa hạnh phúc. Và có thể trong tương lai, khi có con Lan sẽ thay đổi tư duy về tài chính vợ chồng. Nhưng hiện tại, Lan cảm thấy hạnh phúc và thoải mái với cách làm của mình và đó như một khúc biến tấu ngọt ngào cho bản nhạc hôn nhân của vợ chồng cô.

Nhã Chân

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Ngày Cá Tháng Tư: Bạn có day dứt vì từng nói dối?

    Ngày Cá Tháng Tư: Bạn có day dứt vì từng nói dối?

    01-04-2025 09:22

    Chỉ có mục đích của việc nói dối là tốt hay xấu chứ bản thân lời nói dối không hẳn đã xấu.

  • Chuyện ly hôn miền Tây nay đã khác xưa

    Chuyện ly hôn miền Tây nay đã khác xưa

    01-04-2025 06:01

    Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có tỉ lệ ly hôn/ly thân cao thứ hai cả nước với hơn 521.700 người.

  • Sửa chữa hôn nhân

    Sửa chữa hôn nhân

    31-03-2025 19:05

    Thời xưa ông bà mình “dùng” hôn nhân một cách tiết kiệm, hư chỗ nào thì cố sửa lại để dùng tiếp.

  • Thăng trầm đôi bàn tay mẹ

    Thăng trầm đôi bàn tay mẹ

    31-03-2025 14:03

    Mỗi vết sẹo, mỗi vết chai trên tay mẹ là một dấu ấn của tình thương vô bờ bến mẹ dành cho gia đình.

  • Người già cũng… “sống thử”

    Người già cũng… “sống thử”

    31-03-2025 05:58

    Trong thực tế, những cặp đôi lớn tuổi chung sống không hôn thú có chiều hướng tăng lên.

  • Ba không sao đâu con!

    Ba không sao đâu con!

    30-03-2025 19:16

    “Được ngày nào thì hay ngày đó!”. Có lẽ ba tôi đã học gần xong bài học chấp nhận khi nói như thế với chị em chúng tôi.

  • Ra chợ phụ việc cho vợ

    Ra chợ phụ việc cho vợ

    30-03-2025 16:13

    Có thể nói những người đàn ông phụ việc cho vợ đa phần là những người rất hiền, không ngại khó, không mặc cảm...

  • Khi ngoại là "bé hư"

    Khi ngoại là "bé hư"

    30-03-2025 08:21

    Ngoại con năm nay ngoài 70, sau tai biến phải ngồi xe lăn. Ngoại có cử chỉ, động tác rất khó coi...

  • Tìm lại bình yên sau mất mát

    Tìm lại bình yên sau mất mát

    29-03-2025 14:01

    Nếu biết nhìn nhận đúng bản chất của nghịch cảnh, những đôi lứa yêu nhau càng có thêm động lực để tận hưởng và “chánh niệm” với hạnh phúc.

  • Tuổi thơ "thiếu ngọt"

    Tuổi thơ "thiếu ngọt"

    29-03-2025 10:48

    Có những thứ nếu không tập làm từ nhỏ sẽ rất khó thực hiện khi ta đã lớn, đã già, dù trong lòng rất muốn.

  • “Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con…” (*)

    “Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con…” (*)

    29-03-2025 06:14

    Anh hùng Lao động Phạm Thị Huân mộc mạc, kiệm lời về mình. Cuộc trò chuyện với bà bỗng chốc trở thành dòng hồi ức rưng rưng về mẹ, về ba.

  • Những ống ghè quê ngoại

    Những ống ghè quê ngoại

    28-03-2025 06:01

    Ống ghè chứa cả tuổi thơ, chứa cả niềm tự hào, hoài nhớ về một làng nghề làm gốm vang danh một thời.

  • Cùng con vượt xáo trộn

    Cùng con vượt xáo trộn

    27-03-2025 15:57

    Nụ cười của mẹ giúp con cảm thấy an toàn và được yêu thương đúng cách.

  • Dạy con bằng nếp nhà

    Dạy con bằng nếp nhà

    27-03-2025 06:27

    Thành công của một doanh nhân không chỉ đo bằng sự nghiệp mà còn bằng cách họ xây dựng tổ ấm yêu thương, hiếu đạo trên dưới vẹn toàn.

  • Khúc đuôi cá lóc

    Khúc đuôi cá lóc

    26-03-2025 19:36

    Trong suy nghĩ của bà, phụ nữ nhịn ăn, nhịn mặc lo cho chồng con là điều đương nhiên. Bà luôn đặt mình ở phía sau những người đàn ông trong nhà.

  • Khi “người thứ ba” là thú cưng

    Khi “người thứ ba” là thú cưng

    26-03-2025 09:58

    Khi được cưng chiều, thú cưng vô tình trở thành nguyên nhân gây sứt mẻ tình cảm gia đình.

  • Đừng chờ nhiều tiền mới dám đi chơi

    Đừng chờ nhiều tiền mới dám đi chơi

    26-03-2025 06:32

    Bạn có bao giờ đắn đo mãi không dám đi chơi vì sợ tốn kém?