Vợ chồng đạo diễn Trần Anh Hùng đi xem triển lãm tranh của danh họa Trần Phúc Duyên

22/07/2023 - 09:56

PNO - Hai vợ chồng đạo diễn danh tiếng có mặt tại khai mạc triển lãm tranh "Họa duyên tương ngộ" diễn ra vào tối 21/7.

 

Triển lãm Hoạ duyên tương ngộ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (phường Thảo Điền, TP Thủ Đức). Những ngày qua, vợ chồng đạo diễn Trần Anh Hủng, diễn viên Trần Nữ Yên Khê có mặt tại Việt Nam để tham gia nhiều hoạt động.
Triển lãm Họa duyên tương ngộ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (phường Thảo Điền, TP Thủ Đức). Những ngày qua, vợ chồng đạo diễn Trần Anh Hùng, diễn viên Trần Nữ Yên Khê đã có mặt tại Việt Nam để tham gia nhiều hoạt động.
Hai vợ chồng đạo diễn ngắm nhìn tác phẩm Sương thu, được hoạ sĩ Trần Phúc Duyên vẽ vào khoảng năm 1977-1978, bằng chất liệu sơn mài. Đây là một trong những tác phẩm có kích thước lớn trong triển lãm: 1,22m*2,24m.
Hai vợ chồng đạo diễn ngắm nhìn tác phẩm Sương thu, được họa sĩ Trần Phúc Duyên vẽ vào khoảng năm 1977-1978, bằng chất liệu sơn mài. Đây là một trong những tác phẩm có kích thước lớn trong triển lãm: 1,22m*2,24m.
Giám đốc sáng tạo Hà Đỗ cũng dành thời gian ngắm nhìn tác phẩm này. Trong sự nghiệp sáng tác của Trần Phúc Duyên, tranh phong cảnh là mảng đề tài rất nổi bật và ông rất yêu thích.
Giám đốc sáng tạo Hà Đỗ cũng dành thời gian ngắm nhìn tác phẩm này. Trong sự nghiệp sáng tác của Trần Phúc Duyên, tranh phong cảnh là mảng đề tài rất nổi bật và ông rất yêu thích.
Tranh vẽ phong cảnh của ông thường thể hiện hình ảnh làng quê ở đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi Bắc Bộ, những địa điểm, phong cảnh nổi tiếng... Sống xa quê nên danh hoạ luôn nhớ về quê nhà. Tranh của ông mang nét đặc trưng của sơn mài Đông Dương, với hình hoạ rõ nét, tính tương phản cao, mảng màu mạnh.
Tranh vẽ phong cảnh của ông thường thể hiện hình ảnh làng quê ở đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi Bắc Bộ, những địa điểm, phong cảnh nổi tiếng... Sống xa quê nên danh họa luôn nhớ về quê nhà. Tranh của ông mang nét đặc trưng của sơn mài Đông Dương, với hình họa rõ nét, tính tương phản cao, mảng màu mạnh.
Tác phẩm Phong cảnh mạn ngược cũng nhận được nhiều sự quan tâm bởi cách tái hiện chân thực, sống động.
Tác phẩm Phong cảnh mạn ngược cũng nhận được nhiều sự quan tâm bởi cách tái hiện chân thực, sống động. Cách sử dụng gam màu vàng của ông được nhiều người đánh giá cao, tạo nên sắc độ rất đặc biệt cho tranh. 
Phần lớn tranh trong triển lãm thuộc về Phạm Lê Collection, gồm 2 nhà sưu tập Phạm Quốc Đạt, Lê Quang Vinh.
Phần lớn tranh trong triển lãm thuộc về Phạm Lê Collection, gồm 2 nhà sưu tập Phạm Quốc Đạt, Lê Quang Vinh. Trong đó, bức tranh Hòa ân (vẽ 3 người phụ nữ tượng trưng cho 3 miền với ước vọng hòa bình) là 1 trong 3 tác phẩm đầu tiên họ được tiếp cận với nguồn tư liệu quý giá của Trần Phúc Duyên. 
Một vị khách chăm chú ngắm nhìn tác phẩm Hoà ân của Trần Phúc Duyên.
Một vị khách chăm chú ngắm nhìn tác phẩm Hòa ân của Trần Phúc Duyên. Sau khi họa sĩ qua đời vào năm 1993, nhiều tác phẩm của ông bị lãng quên trên một căn gác xép trong một tòa lâu đài ở Thuỵ Sĩ. Mãi 20 năm sau, các tác phẩm mới được phát hiện. Phạm Lê Collection bắt đầu sở hữu chúng từ khoảng năm 2018. Nhiều tác phẩm qua thời gian dài không được bảo quản tốt nên bị hư hỏng, phải phục chế. 
Triển lãm đưa công chúng đi qua 9 không gian: Thời kỳ tại trường Mỹ thuật Đông Dương trước 1945, Xưởng sơn mài Quán Thánh (1945 – 1954), Cuộc sống và sáng tác tại Châu Âu sau năm 1954, Đời sống Đông Dương, Phong cảnh, Sinh vật cảnh, Thủy mặc, Trừu tượng, Phúc niệm.
Triển lãm đưa công chúng đi qua 9 không gian: thời kỳ tại trường Mỹ thuật Đông Dương trước 1945, xưởng sơn mài Quán Thánh (1945 – 1954), cuộc sống và sáng tác tại châu Âu sau năm 1954, đời sống Đông Dương, phong cảnh, sinh vật cảnh, thủy mặc, trừu tượng, phúc niệm. Trong ảnh là bức tranh Vũ điệu kim ngư được thể hiện chủ yếu với 2 gam màu xanh, vàng cuốn hút. Tranh thuộc không gian sinh vật cảnh. Hình ảnh cá vàng tượng trưng cho sự sung túc. 
Hoạ sĩ Trần Phúc Duyên cũng thường vẽ tranh về hoa sen, gắn liền với triết lý nhà phật. Ngoài ra, tre và trúc cũng là những loài cây thường xuất hiện trong tranh của ông.
Họa sĩ Trần Phúc Duyên cũng thường vẽ tranh về hoa sen, gắn liền với triết lý nhà Phật. Ngoài ra, tre và trúc cũng là những loài cây thường xuất hiện trong tranh của ông.
Không gian tranh trừu tượng gồm nhiều tác phẩm khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo cho người thưởng lãm.
Không gian tranh trừu tượng gồm nhiều tác phẩm khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo cho người thưởng lãm.
Gian trưng bày cuối cùng mang tên Phúc niệm, như lời tri ân, tưởng nhớ đến hoạ sĩ. Ông đã có nhiều sự tìm tòi sáng tác, tấm lòng luôn nhớ về quê hương.
Gian trưng bày cuối cùng mang tên Phúc niệm, như lời tri ân, tưởng nhớ đến họa sĩ. Ông đã có nhiều sự tìm tòi sáng tác, tấm lòng luôn nhớ về quê hương.
Tác phẩm Tung cánh được hoạ sĩ sáng tác năm 1978. Hình ảnh ánh trăng và ngỗng trời thường được hoạ sĩ Trần Phúc Duyên thể hiện trong tranh khi sống tại châu Âu. Hình ảnh mang tính tự sự cao, bởi khi dưới bóng trăng bàng bạc, dù mùa hạ hay đông thì ngỗng trời vẫn luôn mải miết bay về nơi chúng được sinh ra.
Tác phẩm Tung cánh được họa sĩ sáng tác năm 1978. Hình ảnh ánh trăng và ngỗng trời thường được họa sĩ Trần Phúc Duyên thể hiện trong tranh khi sống tại châu Âu. Hình ảnh mang tính tự sự cao, bởi khi dưới bóng trăng bàng bạc, dù mùa hạ hay đông thì ngỗng trời vẫn luôn mải miết bay về nơi chúng được sinh ra.
Diễn viên Diễm My 9X cũng dành thời gian đến tham quan triển lãm, thưởng tranh. Triển lãm chính thức mở cửa đón công chúng từ 22/7, kết thúc vào ngày 6/8.
Diễn viên Diễm My 9X cũng dành thời gian đến tham quan triển lãm, thưởng tranh. Triển lãm chính thức mở cửa đón công chúng từ 22/7, kết thúc vào ngày 6/8.
Triển lãm cũng giới thiệu những kỷ vật, bản phác thảo của hoạ sĩ Trần Phúc Duyên.
Triển lãm cũng giới thiệu những kỷ vật, bản phác thảo của họa sĩ Trần Phúc Duyên.

Trung Sơn

Ảnh: BTC

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI