Vietnam’s Next Top Model 2016: Tính mạng không thể là phép thử

12/08/2016 - 06:56

PNO - Hai thí sinh (TS) bị trật khớp chân, giám khảo bị trầy xước tay chân do bị kéo lê đến 3m... là những gì được thấy tại chương trình Vietnam’s Next Top Model 2016 (VNTM 2016).

Gần như, càng về sau tính nguy hiểm của các thử thách trong chương trình càng tăng. Sự nguy hiểm này có cần thiết như nhà tổ chức khẳng định không, hay chỉ là một cách để tăng sự thu hút cho chương trình?

Ở tập 4 phát sóng tối 7/8, với buổi chụp hình được gọi là “Chuyến phiêu lưu của những nhà thám hiểm”, các TS phải trèo lên một giàn giáo được thiết kế khá chênh vênh, mà một TS cho biết có thể cảm nhận được độ rung lắc khi leo lên, để nhảy xuống. Theo giám khảo Thanh Hằng, phía dưới có tá m tấm nệm làm bệ đỡ nên TS được an toàn. Tuy nhiên, thực tế đã diễn ra rất khác khi Minh Phong và Ngọc Châu bị thương ở chân. Hai TS này sau đó được đưa đến bác sĩ chữa trị, được khuyến cáo cần phải có thời gian để chân hồi phục hoàn toàn. Trước đó, khi “bay” ở độ cao 15m để ghi hình cho chương trình, Thanh Hằng bị kéo lê đến 3m trong quá trình tiếp đất, khiến tay chân cô trầy xước.

Vietnam’s Next Top Model 2016: Tinh mang khong the la phep thu
Chương trình yêu cầu thí sinh trình diễn trên một sàn catwalk chênh vênh cùng đôi giày cao 15 phân và tay phải bê khay nước (ảnh cắt từ tập phát sóng)

Xét về độ nguy hiểm dành cho TS của năm nay, việc nhảy từ giàn giáo cao 3m vẫn không là gì so với việc phải catwalk trên sàn diễn cao 15m, vốn là một khung sắt dài lót nhựa có độ gập ghềnh với chiều ngang chỉ tầm 1m. Các TS nữ, ngoài việ c phải đối phó với độ cao, còn phải tạo dáng trên đôi giày cao 15 phân, cù ng hai khay nước trên tay. Vốn sợ độ cao, La Thanh Thanh khóc ngất, còn Ngọc Châu bị tà áo quá dài quấn vào chân ngã nhào khiến những TS còn lại một phen thót tim.

Đây không phải là mùa đầu tiên chương trình khiến người xem hoảng hốt về những thử thách có thể gây nguy hiểm tính mạng TS. Năm 2012, các TS phải chụp ảnh trên giàn giáo được đặt ở nóc nhà cao 27 tầng, trên đôi giày cao 20cm - thử thách mà chưa nói đến việc tạo dáng, chỉ nghĩ đến việc ngồi trên giàn giáo nà y cũng đủ khiến nhiều người hoảng hốt. Năm 2013, các TS phải nằm tạo dáng trên dây với độ cao cách mặt đất khoảng 4m, tuy có cáp an toàn nhưng TS Vũ Tuấn Việt thực hiện nhiều động tác mạnh khiến dây cáp an toàn sau lưng bị đứt. Ở mùa thi 2015, các TS được gắn dây bảo hộ và thả từ nóc của một tòa nhà xuống và khi cách mặt đất 20m, họ được dừng lại để tạo dáng. Cũng trong mùa này, TS phải chạy lên 27 tầng lầu để tự phối trang phục, phụ kiện, tự trang điểm, làm tóc rồi trèo lên cầu thang sắt để ra sân thượng chụp ảnh…

Những nguy hiểm thót tim ấy khiến không ít người đặt câu hỏi về tính cần thiết của các thử thách trong một chương trình tìm kiếm, đào tạo người mẫu như VNTM. “Chương trình về người mẫu thì chỉ nên đào tạo, trau dồi về chuyên môn người mẫu thôi. Tôi không hiểu việc treo TS lên cao thế để làm gì, khi việc đó gây nguy hiểm cho TS vô cùng”, giám đốc một công ty quản lý người mẫu bức xúc. Một người mẫu lâu năm trong nghề cho rằng, việc đưa các tình huống thót tim vào chương trình, ngoài việc để tạo kịch tính cho chương trình, thì không hề có tác dụng gì cho sự nghiệp của một người mẫu.

Bà Quỳnh Trang, giám đốc sản xuất chương trình, cho biết trước khi đưa các thử thách vào chương trình, nhà sản xuất đã cho người thị phạm để đo lường tính khả thi và độ an toàn, cũng như tính toán, cân nhắc tất cả các phương án đảm bảo. “Nếu không có thử thách thì đây đâu còn là cuộc thi. Nếu chỉ catwalk trên một sàn nhà bình thường thì ai chẳng làm được”. Cũng theo bà Quỳnh Trang, trong hành trình theo sát các người mẫu đi các nước, bà chứng kiến nhiều áp lực mà những khán giả hay người mẫu bình thường không thể hiểu được.

Do đó, VNTM là chương trình mà bên cạnh đào tạo về chuyên môn, còn muốn các TS bộc lộ thái độ sống trước những yếu tố vượt giới hạn của bản thân. “Chúng tôi muốn các người mẫu tương lai hiểu rằng, con đường để đi đến “top model” không dễ dàng, nó có mồ hôi nước mắt. Chúng tôi cần đặt ra áp lực để các bạn vượt qua. Trước một tình huống mỗi người sẽ có một thái độ sống khác nhau và điều đó quyết định chính họ, chúng tôi muốn mang đến thông điệp đó”, bà Quỳnh Trang nói.

“Dĩ nhiên chương trình đều có phương án đảm bảo an toàn khi đưa ra các thử thách này, nhưng có nhiều sự cố nằm ngoài liệu tính của con người, khi ấy thì sao?”, một người mẫu cho biết. Đây không phải là câu hỏi vô cớ, bởi đã có TS Vũ Tuấn Việt bị đứt cáp bảo hộ - khả năng rất hiếm nhưng đã xảy ra. Điều gì sẽ đến nếu sau đó TS này bị trật đệm khi ngã nhào xuống - khả năng này cũng hoàn toàn có thể xảy ra - là điều không ai dám nghĩ tiếp. Những tình huống nằm ngoài dự liệu của con người không phải là chuyện hiếm trong cuộc sống.

Tính mạng con người không thể nào được đặt trong một phép thử, khi không có phương án nào là tuyệt đối trước những tình huống hiểm nguy, như trong VNTM.

Võ Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI