Việt Nam và Ý hợp lực “toàn cầu hóa” áo dài Việt Nam

09/09/2022 - 14:52

PNO - Những người thực hiện dự án “Di sản Áo dài - Văn hóa của tình thương” tham vọng có thể toàn cầu hóa áo dài Việt Nam.

Dự án do Golden Heritage phối hợp cùng Đại sứ quán Ý tại Hà Nội, Đại sứ quán Việt Nam tại Rome và Phòng Thương mại Ý tại Việt Nam (ICHAM) tổ chức nhằm tăng cường hợp tác văn hóa giữa Việt Nam - Ý và hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước (1973 - 2023).

Dự án nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Ý trong ngành thiết kế thời trang thông qua sự hợp tác của các nhà thiết kế thời trang Ý và Việt Nam.

Đại sứ Ý tại Việt Nam Antonio Alessandro (thứ 3 từ trái qua)
Đại sứ Ý tại Việt Nam Antonio Alessandro (thứ 3 từ trái qua)

Dựa trên giá trị cốt lõi và lợi thế vượt trội của mỗi nước, những người thực hiện dự án “Di sản Áo dài - Văn hóa của tình thương” tham vọng đưa di sản áo dài Việt Nam vào đời sống thời trang quốc tế. Đồng thời, đưa tinh hoa công nghệ quốc tế của Ý vào tà áo dài truyền thống Việt Nam, từ đó hình thành giá trị mới dựa trên giá trị dân tộc và sức mạnh của thời đại.

Dự kiến, 60 mẫu thiết kế áo dài của 2 nhà tạo mẫu sẽ được trình diễn ở Rome và các thành phố di sản nổi tiếng khác trên thế giới.

Theo đại sứ Antonio Alessandro, áo dài là trang phục rất đẹp của phụ nữ Việt Nam. Đây cũng là hình ảnh nhận diện của người Việt Nam trên thế giới.

“Tôi rất tự hào là một phần hỗ trợ quảng bá biểu tượng đặc trưng của Việt Nam ra bên ngoài”, ông Antonio Alessandro nói.

Đại sứ đánh giá "yếu tố hợp nhất giữa hai nền văn hóa mà chúng tôi luôn ủng hộ trong quá trình giao thoa văn hóa giữa 2 nước". Ở Ý, thời trang không chỉ là ngành công nghiệp mà còn gắn liền với đời sống hằng ngày của người dân.

Ông cho biết, thời trang là ngành hợp tác chiến lược giữa Ý và Việt Nam từ năm 2013. Năm 2023 là kỷ niệm 10 năm của sự kiện này. Ông kỳ vọng, dự án có thể hỗ trợ nhiều cho cộng đồng các nhà thiết kế, thúc đẩy sự sáng tạo của họ về giao thoa văn hóa giữa 2 nước. 

Có một nét đặc biệt trong dự án này là áo dài Việt Nam lần đầu tiên được sản xuất bằng công nghệ, chất liệu Ý. Làm thế nào để cả đàn ông và phụ nữ Ý có thể chấp nhận di sản áo dài Việt Nam, ngài đại sứ nói rằng “đó là thử thách”.

“Chắc chắn phải tìm được điểm cân bằng, bảo tồn yếu tố truyền thống của di sản áo dài, vừa làm mới lại để phù hợp và được thị trường phương Tây chấp nhận”, ông gợi ý.

Về việc làm sao để hình ảnh áo dài mang tính toàn cầu, theo ông, cần có sự hợp tác, sáng tạo, đam mê của nhà thiết kế hai nước. Tuy nhiên, ông đánh giá, "chúng ta đã có những nguồn lực rất thuận lợi để phát triển".

Một số hình ảnh tại sự kiện:

C.Vũ

 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI